Chuyển đến nội dung chính

Thợ may, kế toán và nhu cầu xã hội

Tôi có hai cô bạn: một cô học 4 năm đại học ra trường làm kế toán viên (cô A), thâm niên 3 năm, lương 3,5 triệu, một cô đi học nghề may 6 tháng (cô B), làm may đã 7 năm nay, thu nhập một tháng cũng khoảng 10 triệu. Vậy tại sao lại như vậy?

Nghề thợ may
Hai cô học cùng cấp III, ra trường, cô A thi đỗ vào trường đại học kế toán. Học miệt mài 4 năm, cũng được tấm bằng khá. Tốt nghiệp đại học, cô ra đi làm kế toán ở một công ty trách nhiệm hữu hạn, phấn đấu, cố gắng sau 3 năm, cô có mức lương 3,5 triệu đồng/tháng (sau khi đã trả thuế, bảo hiểm). Cô B không đỗ vào đại học bèn đi học may, sau 6 tháng học, cô cũng có cái nghề, đi làm thuê chừng 01 năm, cô cũng cố mở được cửa hàng riêng. Dần dà, tay nghề của cô cũng cứng cáp, khách may dần đông lên. Giờ cửa hàng của cô cũng khá có nhiều khách, thu nhập của cô giờ cũng khoảng 10 triệu đồng/tháng. Hôm hôi lớp, hai cô gặp nhau, bao chuyện để nói. Lúc về, cô A cứ than thở: "tao học hành bao năm giờ vẫn lẹt đẹt, như mày lại sướng !"
Đã có nhiều luận giải xuất hiện trên báo chí, truyền hình rằng "Học Đại học không phải là tất cả", rằng "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh", rằng "Giỏi nghề nào ăn nghề nấy".. Tôi thì kiến giải như sau:
Cô B làm nghề mà nhiều người cần hơn. Cứ nhìn vào xã hội ta, cửa hàng, cửa hiệu may mặc mở ra ầm ầm. Đời sống người dân được nâng lên thì nhu cầu ăn mặc cũng được nâng lên. Chỉ cần có tay nghề vững thì khách khứa cũng dễ kiếm. Trong khi đó cô A làm kế toán, nghề này thì đã tồn tại cả chục năm. Hầu như trường đại học nào cũng đào tạo, chưa kể trung cấp và cao đẳng. Mỗi năm có hàng nghìn người ra trường. Vậy nên, đối với cô A, cũng không có nhiều người cần lắm.
Nghề kế toán
Sản phẩm của nghề may là quần áo. Loại sản phẩm này vừa là nhu cầu thiết yếu, vừa là hàng hóa thời trang. Chúng thay đổi theo mùa, thời gian và mẫu mã luôn thay đổi. Mỗi thợ may lại có khiểu thẩm mỹ và sự khéo tay khác nhau. Vì vậy, nhu cầu sử dụng cao. Trong khi đó sản phẩm của nghề kế toán là báo cáo, sổ sách. Loại này được thống nhất về quy chuẩn, hầu như không thay đổi trong một thời gian dài. Để làm được báo cáo này, một kế toán viên chịu khó học hỏi, có tuổi nghề chừng vài năm có thể làm được. Như vậy, cô A ít tạo ra sự khác biệt như cô B.
Thôi thì, mỗi người một nghề.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

Đồ thị nến Nhật Bản (Candlestick chart)

Đồ thị nến là một trong những dạng đồ thị phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Sau đây xin giới thiệu bài dịch về đồ thị nến từ trang babypips.com. Link gốc tại đây .