Chuyển đến nội dung chính

Những tác dụng tích cực của thị trường niêm yết Việt Nam

Sau hơn 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán niêm yết ở Việt Nam đã thực sự đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.


 
I.          Tổng quan về thị trường chứng khoán từ 2000 đến nay
Ngày 28/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động với 02 mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM). Việc Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong hệ thống tài chính của nước ta. Sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 08/03/2005 đánh dấu một bước hoàn thiện trong hệ thống thị trường chứng khoán của nước ta.
Kể từ khi thành lập đến nay, từ 02 cổ phiếu giao dịch tại ngày đầu tiên, đến nay đã có 818[1] doanh nghiệp niêm yết với 03 sàn giao dịch (Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh - HSX, Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX và Sàn giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết – UPCoM).
Bảng 1: Tình hình niêm yết qua các năm
Sàn giao dịch
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011[2]
HSX
5
11
20
22
26
32
104
125
34
53
76
22
HNX





5
81
96
57
95
113
28
UPCOM









24
80
22
Tổng
5
11
20
22
26
37
185
221
91
172
269
72
Nguồn: Tổng hợp
Theo thống kê, có thể thấy rõ thị trường chứng khoán niêm yết của Việt Nam phát triển theo hai giai đoạn rõ nét. Đó là giai đoạn từ khi thành lập (2000) cho đến 2005 và giai đoạn từ 2006 đến nay.
Trong giai đoạn từ 2000 – 2005, thị trường chứng khoán niêm yết có nhiều bước chuyển biến tích cực. Số lượng doanh nghiệp niêm yết có tăng lên song với tốc độ chậm. Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường nhỏ.
Bảng 2: Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên các sàn
Sàn giao dịch
2000
2001
2002
2003
2004
2005
HSX
3.641.000
1.928.200
35.715.939
28.074.150
76.393.008
120.959.797
Cổ phiếu (cp)
3.641.000
1.928.200
35.715.939
28.074.150
72.894.288
94.846.187
Chứng chỉ quỹ
0
0
0
0
3.498.720
26.113.610
HNX
0
0
0
0
0
0[3]
Nguồn: Tổng hợp tại website của HSX và HNX
Nguyên nhân của tình trạng này do:
Thứ nhất, tại thời điểm này, thị trường chứng khoán còn là khái niệm tương đối mới mẻ đối với người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vốn đã quá quen với việc huy động vốn từ hệ thống ngân hàng nên còn chậm chạp trong việc đa dạng hóa kênh huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn mới mẻ với đa số người dân. Số lượng tài khoản giao dịch tương đối ít.
Thứ hai, Việt Nam trong giai đoạn này vẫn đang ở thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các nhà quản lý kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất mới mẻ, trong điều kiện chúng ta không có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, công nghệ ... Do vậy, cách thức tổ chức quản lý, các văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ. Hệ thống công nghệ áp dụng còn lạc hậu và nhiều bất cập. Do vậy, môi trường đầu tư trên thị trường chứng khoán nước ta giai đoạn này chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ ba, các kênh thông tin về chứng khoán tuy có song chưa phong phú và chất lượng chưa cao. Đặc biết thiếu các kênh chuyên biệt phục vụ cho nhà đầu tư. Do vậy, thông tin về chứng khoán và các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán chưa đủ để tạo ấn tượng với người dân. Do vậy, tác dụng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự phát huy hiệu quả của nó.
Thứ tư, trong giai đoạn này, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra quá chậm. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thì việc chậm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và chậm niêm yết các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa làm cho nguồn cung cổ phiếu có chất lượng bị hạn chế. Từ đó, thị trường chứng khoán niêm yết khó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Trong giai đoạn 2006 đến nay, thị trường chứng khoán niêm yết có sự khởi sắc ấn tượng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký niêm yết tăng vọt. Quy mô và giá trị giao dịch tăng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu như giai đoạn trước đây, mỗi năm chỉ có khoảng từ 20 – 30 doanh nghiệp niêm yết thì hiện tại, mỗi năm có trên 100 doanh nghiệp niêm yết.
Bảng 3: Bảng thống kê khối lượng giao dịch trên các sàn
Sàn giao dịch
2006
2007
2008
2009
2010
2011
HSX
643.281.249
2.008.535.798
3.139.396.228
11.057.860.042
11.820.512.698
5.964.670.317
Cổ phiếu
538.536.869
1.814.278.168
2.977.771.458
10.402.714.071
11.643.147.628
5.910.298.407
Chứng chỉ quỹ
104.744.380
194.257.630
161.264.770
655.145.971
177.365.070
54.371.910
HNX
NA[4]
588.320.903
1.528.608.830
5.759.822.263
8.754.814.770
5.982.923.574
UPCOM
-
-
-
37.393.655[5]
152.753.711
76.328.931
Nguồn: Tổng hợp từ website của các Sở giao dịch chứng khoán


Biểu đồ 1: Biểu đồ về khối lượng giao dịch trên các sàn qua các năm từ 2006 – 2011
 Sự phát triển vượt bậc này có được là nhờ:
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng và đầy đủ. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Việc trở thành thành viên của WTO là một cú hích to lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng lên đáng kể. Trên thị trường chứng khoán, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm tăng tính hấp dẫn của thị trường. Thậm chí, nhà đầu tư nước ngoài còn trở thành một lực lượng tạo lập thị trường.
Thứ hai, trong giai đoạn này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực được bổ sung, hoàn thiện. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đã có một bộ luật chứng khoán đầy đủ, toàn diện. Sự ra đời của Luật chứng khoán đồng bộ với Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản quy phạm khác làm cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm hoạt động trên thị trường chứng khoán. Các hoạt động trên thị trường chứng khoán càng ngày càng trở nên minh bạch và chuyên nghiệp.
Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này cũng bước vào giai đoạn tăng trưởng cao. Mặc dù, hiện nay, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng chính trong giai đoạn từ 2006 đến nay, Việt Nam đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ. Với tốc độ tăng GDP hàng năm ở mức cao trên 7,5%/năm, đời sống nhân dân được nâng lên, các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao và phát triển nhanh chóng. Những yếu tố này góp phần làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam “tăng trưởng nóng” trong  năm 2006 và đầu nửa đầu năm 2007.
Thứ tư, hệ thống giao dịch trên thị trường chứng khoán có sự cải tiến và hiện đại hóa đáng kể. Trong giai đoạn đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch trên nền công nghệ cũ mà nước ngoài không còn sử dụng. Trong giai đoạn từ 2006 trở đi, chúng ta đã có sự cải tiến, đổi mới công nghệ giao dịch theo hướng hội nhập với nước ngoài. Trước đây, thị trường giao dịch chỉ có các phiên khớp lệnh định kỳ chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư và dễ có hiện tượng thao túng giá chứng khoán. Hiện tại, phương thức khớp lệnh liên tục đã được áp dụng rộng rãi đối với cả 3 sàn giao dịch. Việc giao dịch đã diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Thứ năm, giai đoạn từ 2006 đến nay, thị trường chứng kiến sự bùng nổ về các phương tiện truyền thông phục vụ nhà đầu tư chứng khoán. Nhờ có các kênh phương tiện truyền thông chuyên nghiệp, thông tin đến với nhà đầu tư được nhanh chóng, chính xác và hạn chế tin đồn. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp của giới truyền thông cũng góp phần nâng cao hình ảnh của thị trường chứng khoán, giúp cho các doanh nghiệp có thêm một kênh công bố thông tin nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Thứ sáu, năm 2006 là năm cuối cùng các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Cùng với cộng hưởng từ việc chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp cổ phần hóa cũng kết thúc trong năm 2006 đã tạo ra một làn sóng đột biến về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thứ bảy, những nỗ lực và cải cách của chính phủ đối với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã bước đầu đem lại kết quả. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được cam kết và khởi xướng từ rất lâu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chúng lại vấp phải rất nhiều khó khăn từ cơ chế chính sách, việc xác định giá trị doanh nghiệp đến quyết tâm của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, cùng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cải tổ nền kinh tế nước ta, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tích cực góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là một nguồn cung lớn cho thị trường niêm yết sau này.
II.       Tác động của thị trường chứng khoán niêm yết tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Sau hơn 10 năm kể từ ngày đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam từ chỗ luôn luôn thiếu những nguồn hàng có chất lượng cao thì này đã có nhiều cổ phiếu của các công ty có quy mô lớn, lợi nhuận cao hoạt động trong nhiều lĩnh vực có tiềm năng phát triển niêm yết trên các sàn chứng khoán.
Bảng 4: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2000 – 2005
Nội dung
2000
2001
2002
2004
2005
Mã cổ phiếu đăng ký niêm yết
REE
TRI
GMD
MHC
VNM
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết lần đầu
15.000.000
3.790.000
17.178.455
6.705.640
159.000.000
 Nguồn: Tổng hợp


Bảng 5: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2006 – 2011
Nội dung
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Mã cổ phiếu đăng ký niêm yết
STB
DPM
PVF
EIB
HBB
TIS
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết lần đầu
189.472.299
380.000.000
500.000.000
876.226.900
300.000.000
184.000.000
Nguồn: Tổng hợp.
Có thể nói, trước năm 2005, quy mô các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất nhỏ bé. Những doanh nghiệp lớn nhất lên niêm yết trong giai đoạn này chỉ có số vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng (100 triệu USD). Chỉ từ năm 2005, với sự kiện cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) (Mã chứng khoán VNM) lên niêm yết đã đánh dấu sự khởi sắc trong nguồn cung cổ phiếu. Lần đầu tiên, một doanh nghiệp có quy mô lớn (vốn điều lệ đạt 100 triệu USD), hoạt động kinh doanh hiệu quả lên niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần khích lệ các doanh nghiệp có quy mô lớn khác lên niêm yết trong các năm sau. Cho đến hiện tại, cổ phiếu VNM vẫn tiếp tục là một cổ phiếu tốt, có tính thanh khoản cao và được nhiều nhà đầu tư quan tâm đặt mua.
2.1.      Một số doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu
Qua hơn 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của các doanh nghiệp niêm yết. Từ chỗ chỉ có một vài doanh nghiệp ở một số ngành sản xuất, đến nay, trên các sàn giao dịch đã hội tụ hàng trăm doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Qua đó, thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự trở thành một bức tranh thu nhỏ của nền kinh tế nước.
Bảng 6: Thống kê các ngành kinh tế có doanh nghiệp niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán[6]
STT
Tên ngành
Số công ty niêm yết
Mức vốn hóa
(tỷ đồng)
1
Dầu khí
4
13.370,43
2
Nguyên vật liệu
78
53.571,21
3
Công nghiệp
291
52.807,29
4
Hàng tiêu dùng
32
140.489,20
5
Dược phẩm và y tế
19
8.726,80
6
Dịch vụ tiêu dùng
46
24.651,13
7
Tiện ích cộng đồng
28
11.480,41
8
Tài chính
105
172.046,16
9
Công nghệ thông tin
24
13.749,58
10
Ngân hàng
8
162.357,72
Nguồn : stox.vn
Bảng 7: Danh sách các công ty niêm yết có mức vốn hóa lớn nhất
STT
Tên công ty
Mã chứng khoán
Năm niêm yết
Sàn niêm yết
Ngành hoạt động
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Giá trị vốn hóa
(tỷ đồng)
1
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
SSI
2006
HSX
Tài chính
3.511,1
6.718,56
2
Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí
PVF
2008
HSX
Tài chính
6.743,1
7.800
3
Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí
PVD
2006
HSX
Dầu khí
2.105,1
8.054,02
4
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
HPG
2007
HSX
Nguyên vật liệu
3.178,5
8.624,5
5
Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy nhơn
SQC
2009
HNX
Nguyên vật liệu
1.000
8.760
6
Công ty cổ phần FPT
FPT
2006
HSX
Công nghệ thông tin
1.930,3
10.665,8
7
Tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất Dầu khí
DPM
2007
HSX
Nguyên vật liệu
3.800
12.197,9
8
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
HAG
2008
HSX
Tài chính
4.672,8
14.766,1
9
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
STB
2006
HSX
Ngân hàng
10.556,1
15.151,6
10
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
EIB
2009
HSX
Ngân hàng
10.560,1
16.790,5
11
Công ty cổ phần Vinpearl
VPL
2008
HSX
Dịch vụ tiêu dùng
2.054,9
18.289,4
12
Ngân hàng TMCP Á Châu
ACB
2006
HNX
Ngân hàng
9.376,7
20.347,5
13
Công ty cổ phần Vincom
VIC
2007
HSX
Tài chính
3.911,5
36.768,1
14
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
CTG
2009
HSX
Ngân hàng
16.858,1
36.768,1
15
Tập đoàn Bảo Việt
BVH
2009
HSX
Tài chính
6.804,7
42.869,7
16
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
VNM
2006
HSX
Hàng tiêu dùng
3.708,3
47.451,4
17
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan
MSN
2009
HSX
Hàng tiêu dùng
5.152,7
59.256,3
18
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VCB
2009
HSX
Ngân hàng
19.698,04
61.875,04
Nguồn : Stox.vn
Như vậy, hiện tại, trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam đã tập hợp đầy đủ các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp đóng góp số lượng doanh nghiệp niêm yết nhiều nhất, ngành ngân hàng, tài chính và hàng tiêu dùng có giá trị vốn hóa lớn nhất. Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là địa chỉ niêm yết của các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sự có mặt của các doanh nghiệp có quy mô lớn trên các sàn đã nâng cao chất lượng niêm yết cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phát triển đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.


2.2.       Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
500
1.200
1.366,7
1.533,3
3.511,1
Tổng tài sản
Tỷ đồng
3.729,6
9.361,6
5.620,9
7.077
8.792,9
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
1.207,3
4.056,5
3.896,9
4.849.1
5.459,3
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
339,9
1.243,8
1.136
1.121,5
1.503,4
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
242
864,2
250,5
804,1
688,2
ROE
%
20,04
21,3
6,43
16,58
12,61
ROA
%
6,49
9,23
4,46
11,36
7,83
Mức cổ tức
%/cổ phần
10
16
18
15
10
Nguồn : Stox.vn
SSI là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự phát triển của SSI gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Khởi đầu, SSI chỉ có vốn điều lệ 9 tỷ đồng (năm 2001). Tuy nhiên chỉ sau 10 năm, hiện tại, vốn điều lệ của Công ty đã đạt hơn 3.500 tỷ đồng, gấp gần 400 lần so với năm 2001. Trong quá trình phát triển đó, giai đoạn Công ty phát triển ấn tượng nhất chính là giai đoạn từ 2006 cho đến nay. Cho đến năm 2005, sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ SSI đã là 52 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán bắt đầu bùng nổ, SSI đã có sự “bùng nổ” về vốn điều lệ. Ngay trong năm 2006, Công ty đã tăng vốn từ 52 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Bên cạnh sự gia tăng về quy mô vốn điều lệ, giá trị tài sản cũng như doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 2006 đến nay, Công ty luôn duy trì được mức cổ tức trên 10%/năm.
2.3.      Công ty cổ phần FPT - FPT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
608,1
923,5
1.411,6
1.438,3
1.934,8
Tổng tài sản
Tỷ đồng
3.409,2
5.356,1
6.124,8
10.395,4
12.304,5
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
1.565,8
1.979,4
2.433,2
3.088,3
3.983,4
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
21.399,8
13.498,9
16.381,8
18.404
41.542,9
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
535,9
880,3
1.051
1.405,9
1.691,2
ROE
%
34,23
44,47
43,19
45,52
40,65
ROA
%
15,72
16,44
17,16
13,52
13,74
Mức cổ tức
%/cổ phần
NA
14
36
25
33
Nguồn : Stox.vn
Ban đầu là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Từ năm 1990, Công ty bắt đầu chuyển hướng sang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. FPT là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có công nghệ thông tin. Do vậy, nắm bắt được nhu cầu và xu thế phát triển chung của ngành, FPT đã nhanh chóng vươn lên trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán và nhu cầu nội tại của doanh nghiệp về việc niêm yết cổ phiếu, 13/12/2006 cổ phiếu FPT chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh). Ngay từ ngày đầu niêm yết, cổ phiếu FPT đã dành được sự quan tâm, chú ý của giới đầu tư do tiềm năng từ lĩnh vực đang hoạt động, quy mô doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kể từ khi niêm yết, FPT càng có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, vốn điều lệ của công ty đã tăng hơn 3 lần. Tổng tài sản tăng hơn bốn lần. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức trên 30%. Công ty luôn có mức cổ tức hấp dẫn. Cho đến nay, sau hơn 5 năm niêm yết, FPT đã trở thành một tập đoàn kinh doanh đa nghề bao gồm : công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục ...
2.4.      Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - VNM
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
1.590
1.752,8
1.752,8
3.512,7
3.530,7
Tổng tài sản
Tỷ đồng
3.600,5
5.425,1
5.967
8.482
10.773
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
2.738,4
4.315,9
4.761,9
6.637,7
7.964,4
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
6.245,6
6.648,2
8.209
10.613,8
15.752,9
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
659,9
963,4
1.248,7
2.376,1
3.615,5
ROE
%
24,1
22,32
26,22
35,8
45,39
ROA
%
18,33
17,76
20,89
28,01
33,56
Mức cổ tức
%/cổ phần
9
29
29
20
40
Nguồn : Stox.vn
Là một trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa lớn đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sự kiện Vinamilk lên niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã cải thiện hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng tính hấp dẫn trong con mắt của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong suốt quá trình hoạt động kể từ khi niêm yết, Vinamilk luôn tuân thủ các quy định về công bố thông tin cũng như các chuẩn mực về quản trị công ty. Chính vì vậy, cổ phiếu VNM luôn là một trong những cổ phiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Kể từ khi niêm yết đến nay, Vinamilk đã có những bước phát triển rất khả quan. Vốn điều lệ của Công ty đã tăng gấp đôi so với khi mới niêm yết. Tổng giá trị tài sản tăng hơn 3 lần. Doanh thu tăng hơn 2 lần. Chỉ tiêu hiệu quả trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây luôn đạt trên 25%. Mức cổ tức luôn ở mức cao.
2.5.      Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu Khi – PVD
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
680
1.101,4
1.321,7
2.105,1
2.105,1
Tổng tài sản
Tỷ đồng
2.174,2
4.329,9
8.632,9
12.368,3
14.639,8
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
791,6
1.864,2
2.090,8
4.231,7
5.226,9
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
1.348,8
2.738,6
3.728,7
4.096,8
7.553,1
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
116,4
576,4
902,9
817,7
884,7
ROE
%
14,7
30,92
43,18
19,32
16,92
ROA
%
5,35
13,31
10,46
6,61
6,04
Mức cổ tức
%/cổ phần
NA
12,6
63,51
33
20
Nguồn : Stox.vn
Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD) là một trong những tổng công ty lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam niêm yết sớm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với lợi thế là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí và hoạt động trong lĩnh vực có tiềm năng sinh lời cao. Vì vậy, ngay khi PVD niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kể từ khi niêm yết đến nay, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Vốn điều lệ đã tăng hơn 3 lần so với khi bắt đầu niêm yết. Tổng tài sản của Công ty đã tăng hơn 7 lần. Doanh thu tăng 6 lần. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty luôn đạt trên 16%. Công ty có mức cổ tức hấp dẫn.
2.6.      Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Tỷ đồng
1.100
2.630,1
6.355,8
7.814,1
9.377
Tổng tài sản
Tỷ đồng
44.650,2
85.391,7
105.306,1
167,881
205.103
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
1.654
6.257,8
7.766,5
10.106,3
11.376,8
Doanh thu thuần
Tỷ đồng
1.190,2
3.020,8
4.239,5
4.935,1
5.489,7
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
505,4
1.750,8
2.210,7
2.201,2
2.334,8
ROE
%
30,56
27,98
28,46
21,78
20,52
ROA
%
1,13
2,05
2,1
1,31
1,14
Mức cổ tức
%/cổ phần
NA
32
116,64
19,21
32
Nguồn : Stox.vn
Ngân hàng TMCP Á Chấu (ACB) là ngân hàng đầu tiên niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội. Tương tự như việc các cổ phiếu lớn niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, việc cổ phiếu ACB giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã góp phần thu hút sự chú ý của giới đầu tư tới sàn này. Sau hơn 5 năm niêm yết, ACB đã có những bước phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành một ngân hàng lớn trên thị trường. Vốn điều lệ của công ty đã tăng 9 lần. Tổng tài sản tăng hơn 5 lần. Doanh thu tăng 5 lần và lợi nhuận tăng hơn 4 lần. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn đạt trên 20%.
Như vậy, qua phân tích, đánh giá quá trình phát triển của một số doanh nghiệp điển hình, niêm yết trong một thời gian dài trên thị trường chứng khoán có thể kết luận rằng : thị trường chứng khoán đem lại rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp đều có sự gia tăng mạnh về quy mô vốn điều lệ. Hình ảnh của công ty trên thị trường cũng được cải thiện đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có sự gia tăng về quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản. Hiệu quả hoạt động cũng được nâng lên đáng kể. Công tác quản trị, minh bạch thông tin được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật tạo niêm tin cho nhà đầu tư.


[1] Số liệu được tổng hợp trên website của các sàn giao dịch tại ngày 27/09/2011.
[2] Số liệu năm 2011 tạm lấy đến thời điểm 27/09/2011.
[3] Năm 2005, HNX đã có giao dịch nhưng hiện không thu thập được số liệu
[4] Số liệu năm 2006 của Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội không thu thập được
[5] Số liệu khối lượng giao dịch sàn UPCOM được lấy từ ngày 07/12/2009
[6] Số liệu phân ngành kinh tế lấy theo số liệu do trang stox.vn công bố ngày 06/10/2011

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

Đồ thị nến Nhật Bản (Candlestick chart)

Đồ thị nến là một trong những dạng đồ thị phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Sau đây xin giới thiệu bài dịch về đồ thị nến từ trang babypips.com. Link gốc tại đây .