Chuyển đến nội dung chính

Kỹ thuật phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản (Steve Nelson) - Chương 7 - Các dạng tiếp tục (trang 117)

Các cửa sổ
Phải mất rất nhiều công sức và thời gian tôi mới hoàn thành được khoảng 11 trang dịch của cuốn sách này. Thực sự bài dịch còn rất nhiều khiếm khuyết và cần tiếp tục được chỉnh sửa trong thời gian tới. Rất mong các bạn đọc giúp đỡ, góp ý cho sản phẩm được hoàn thiện hơn.
Toàn bộ cuốn sách có thể đọc tại đây (Bản tiếng Anh)


Như đã trao đổi ở phần trước, người Nhật thường dùng từ “cửa sổ” để chỉ một khoảng trống trên đồ thị. Trong khi (whereas) người phương Tây diễn giải rằng “lấp đầy khoảng trống” (filling in the gap) thì người Nhật lại nói “Đóng cửa sổ”. Ở phần này, tôi sẽ giải thích khái niệm cơ bản của các cửa sổ và sau đó khám phá các dạng cửa sổ khác. Chúng gồm: khoảng trống tasuki, gapping plays và side by side white lines.
Một cửa sổ là một khoảng trống giữa giá hiện tại của phiên giao dịch và phiên trước. Đồ thị 7.1 thể hiện một cửa sổ mở được tạo thành trong một xu thế lên. Có một khoảng trống giữa bóng trên của phiên giao dịch trên và bóng dưới của phiên giao dịch hiện tại. Một cửa sổ trong một xu thế giảm được thể hiện ở đồ thị 7.2. Nó chỉ ra rằng không có hoạt động giá giữa bóng dưới của phiên trước và bóng trên của phiên hiện tại. Điều đó được phát biểu bởi các nhà phân tích kỹ thuật người Nhật về sự chỉ hướng của dạng cửa sổ (It is said by Japanese technicians to go in the direction of the window). Cửa sổ cũng trở thành vùng hỗ trợ và kháng cự. Bởi vậy, một cửa sổ trong một sư phục hồi (rally) ám chỉ sự tăng giá trong thời gian tới (further price rise). Cửa sổ này đồng thời cũng là một mức sàn cho những lần kéo xuống (pullback). Nếu sự điều chỉnh đóng lại cửa sổ và áp lực bán tiếp tục sau sự đóng lại cửa sổ, xu hướng tăng điểm trước đây (Prior) đã kết thúc (Voided). Tương tự vậy, một cửa sổ trong xu hướng giá giảm ám chỉ các mức thấp hơn còn tiếp tục. Bất kỳ sự phục hồi giá nào đến gần ngưỡng hỗ trợ này, nếu cửa sổ bị đóng, một sự phục hồi đó đóng cửa sổ một cách chắc chắn (persist), xu hướng giảm điểm đã kết thúc.
Công cụ phân tích kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản (đó là đồ thị nến) quả quyết rằng (assert) các điều chỉnh có xu hướng quay lại cửa sổ. Nói cách khác, một sự kiểm định đối với cửa sổ nhiều khả năng xảy ra. Vì vậy, trong một xu thế tăng, nhà đầu tư có thể sử dụng các đợt kéo xuống gần cửa sổ như là vùng mua. Các hoạt động mua có thể bị bỏ trống (vacate) và thậm chí các hoạt động bán có thể được cân nhắc nếu áp lực bán tiếp tục sau khi cửa sổ bị đóng. Chiến thuật ngược lại cũng sẽ được bảo đảm với một cửa sổ trong một xu thế giảm.
Chúng ta thấy rằng cửa sổ 1 và 2 trong hình (exhibit) 7.3 nằm giữa (amid) một sự phục hồi mà bắt nguồn (which originated) với dạng nhấn chìm để tăng. Một ngôi sao băng xuất hiện sau cửa sổ 2. Ngay sau khi ngôi sao băng hình thành, thị trường mở cửa thấp hơn và đóng cửa sổ. Hay nhớ khái niệm (concept) rằng các điều chỉnh đi về phía cửa sổ, sự kéo xuống này không phải là một bất ngờ. Nếu cửa sổ bị đóng và áp lực bán vẫn tiếp tục, sự kết thúc của một xu thế tăng sẽ được báo hiệu (flag). Điều này đã không xảy ra. Lực lượng bán đã bốc hơi (evaporate) khi mà của sổ đóng. Thêm nữa, ngưỡng hỗ rợ ở cửa sổ 1 đã chặn đà giảm. Trong suốt tuần 20 tháng 2, thị trường loanh quanh (shuffle) mức này. Nó sau đó đã tái kiểm tra điểm hỗ trợ ở cửa sổ 2. Sau khi kiểm tra thành công, thị trường được đẩy tiếp và mở ra cửa sổ 3. Đây là cửa sổ quan trọng bởi nó thể hiện một khoảng trống ở trên mức giá kháng cự 1.10 $. Vùng kháng cự 1.10 $ cũ này, một khi bị phá vỡ, sẽ trở thành điểm hỗ trợ. Hãy thêm điểm hỗ trợ này vào cửa sổ gần mức 1.10 $ và bạn có hai lý do để kỳ vọng mức 1.10 cho một mức sàn vững chắc (solid). Trong suốt tháng 3, vùng này thực sự là một điểm vững chắc cho việc tăng giá.


Người Nhật tin rằng các cửa sổ xuất hiện ở những vùng đi ngang (congestion zone), hoặc từ một mức đỉnh mới, đáng được sự quan tâm đặc biệt. Hãy nhìn vào biểu đồ 7.4, cửa sổ xuất hiện đầu tháng 3 ở mức trên 0.15 $ là một sự phá vỡ quan trọng vùng giá đi ngang trong suốt 1 tháng. Như vậy, đã có mức hỗ trợ kép trong cửa sổ gần mức giá 0.15 $. Đầu tiên là cửa sổ như đã nói ở trên, thứ hai là vùng kháng cự cũ nay trở thành điểm hỗ trợ. Chú ý mức hỗ trợ chắc chắn mà cửa sổ này tạo ra trong vài tháng tới. Ngày 2 và 3 tháng 4 có dạng (comprise) harami. Điều này chỉ ra rằng xu hướng trước đây (trong trường hợp này là xu hướng giảm) đã hết năng lượng (run out of steam). Một dạng nhấn chìm để tăng đã được tạo ra vài ngày sau đó. Vào ngày 16 tháng 4 một cây búa ngược xuất hiện. Các dạng này đều xuất hiện gần mức hỗ trợ của cửa sổ (0.15 usd).
Vào tháng 3 năm 1988, một dạng nhấn chìm để tăng báo trước (presage) một sự phục hồi. (Xem đồ thị 7.5). Một cửa sổ đã mở ra trong suốt sự phục hồi. Sự phục hồi đã diễn ra cho đến khi một cây nến điều chỉnh xuất hiện (the bearish counter – attack line). Cửa sổ đã giữ vai trò mức hỗ trợ trong năm tuần nhưng sự tiếp tục (persistence) của việc bán sau khi cửa sổ bị đóng đã chấm dứt (annul) xu hướng tăng.
Từ trước đến nay (thus far), phần này chỉ tập trung vào việc sử dụng cửa sổ như là điểm hỗ trợ hoặc kháng cự hoặc như là một chỉ báo tiếp tục xu hướng. Còn có một các sử dụng khác (Xem đồ thị 7.6). Một cửa sổ, đặc biết nếu nó được tạo với một cây nến đen từ một vùng đi ngang với giá thấp có thể hàm ý một sự bứt phá đi lên. Đồ thị 7,6 minh họa cho nguyên tắc này. Trong suốt tháng 2, giá đã dao động trong một dải đi ngang hẹp. Giữa ngày 24 và 25 tháng hai, một cửa sổ tăng giá nhỏ được mở thông qua một cây nến đen nhỏ xíu (diminutive). Cửa sổ này đã được khẳng định như là một mức hỗ trợ trong phiên giao dịch tới. Ở phiên này (ngày 26), thị trường không chỉ duy trì cửa sổ như là một mức hỗ trợ mà còn tạo ra một dang mạnh nhất của cây nên, một cây nến trắng mà giá mở cửa là giá thấp nhất và giá đóng cửa là giá cao nhất.
Một cửa sổ lớn xuất hiện trong giữa tháng Giêng được chỉ ra trong đồ thị 7.7.  Từ cuối tháng Giêng tới cuối tháng Hai, có một số lượng lớn các biến đống giá hướng về phía cửa sổ này (Sự điều chỉnh (correction) quay về phía cửa sổ). Mỗi sự phục hồi này biến thiên ngắn (short circuited) khi chúng ở gần mức kháng cự được tạo bởi cửa sổ.
Hãy nhìn vào chỉ số Dow trong đồ thị 7.8.  Cuộc khủng hoảng năm 87 (the “Crash of ‘87”) tạo ra một cửa sổ ở vùng từ 2.150 đến 2.200. Có hai tiêu chuẩn cần để nói với chúng ta rằng xu hướng xuống đã kết thúc. Đầu tiên là sự đóng lại cửa sổ lớn. Thứ hai là sự tiếp tục của lưc lượng mua khi cửa sổ đóng. Những tiêu chuẩn này đã xảy ra vào đầu năm 1989.
Đồ thị 7.9 là một ví dụ khác về mức kháng cự tạo bởi một cửa sổ. Cửa sổ hẹp (narrow) số 1 ở cuối tháng 5 ám chỉ về sự tiếp tục của xu hướng giảm. Nó cũng đồng thời trở thành điểm kháng cự trong vài tuần tiếp theo. Việc giải mã (interpreting) cửa sổ thứ 2 tạo ra cơ hội để nhấn mạnh (underscore) tầm quan trọng của xu hướng. Các nhà môi giới bất động sản nói rằng có ba yếu tố quan trọng nhất về bất động sản là vị trí, vị trí và vị trí.  Diễn giải theo cách này (To paraphrase this), có ba khía cạnh quan trọng của thị trường đó là xu hướng, xu hướng và xu hướng. Ở đây, trong đồ thị 7.9, chúng ta nhìn thấy thị trường mà xu hướng chủ đạo là đi xuống phía nam (đi xuống – southward).
Ở trong môi trường này, một dạng sao mai tăng điểm nổi lên. Bạn có mua không? Không, bởi vì xu hướng chủ đạo là xuống. Đặt vài lệnh bán sẽ thích hợp (appropriate) hơn. Khi nào nên bắt đầu rỉa (nibble on) bên phần mua trong thị trường này? Trong trường hợp này, nếu thị trường đẩy lên trên mức 1164 usd và việc mua tiếp tục sau mức này. Có điều này là bởi trung tuần tháng bảy, thị trường đã tạo ra một cửa số (cửa sổ số 2). Mức đỉnh của cửa sổ là $.1164. Cho đến khi xu hướng tăng có thể chứng minh sự mạnh mẽ (vigor) của mình bằng việc đẩy giá lên trên cửa sổ này, việc mua vào sẽ được xem như là chiến lược rủi ro cao cho dù có một dạng sao mai. Dạng sao mai đóng vai trò như là một điểm hỗ trợ trong việc thử mức đáy vài ngày sau khi nó hình thành. Cho đến lúc này, sau khi cố gắng trong một tuần, xu hướng tăng đã thất bại trong nỗ lực đóng lại cửa sổ số 2. Điều này nói với chúng ta rằng một sự phục hồi mới là không thể. Tinh thần (moral) của câu truyện này là các cây nến hoặc bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào cũng nên được xem xét trong bối cảnh (context) của xu hướng chủ đạo (prevailing trend).
Trong đồ thị 7.10, chúng ta thấy rằng thị trường hướng xuống phía dưới sau khi xuất hiện dạng người treo cổ trong tháng chín và cây nến đen mà nhấn chìm nó. Cửa sổ ở cuối tháng Chín báo hiệu một sự tiếp tục xu hướng đi xuống. Cửa sổ đã bị đóng, nhưng lực mua nhanh chóng tiêu tan (dissipate) như đã nói khi xuất hiện dạng sao hôm.
Có 3 cửa sổ đáng nói trong đồ thị 7.11. Cửa sổ 1 là cửa sổ hình thành trong chiều xuống từ tháng 3 năm 1989. Nó trở thành một mức kháng cự cho vài tuần sau đó. Cửa sổ 2 là một cửa sổ khác hình thành trong chiều xuống mà có nghĩa là nhiều áp lực bán sẽ đổ xuống. Một cây nến trắng một tuần sau khi cửa sổ hình thành đã tạo ra một dạng nhấn chìm để tăng. Đây là tín hiệu đầu tiên về một mức đáy. Tuần tiếp theo, thị trường đóng cửa sát trên cửa sổ. Điều này tạo ra (generate) lý do khác để tin rằng áp lực bán đã hết (dry up). Cửa sổ 3 là một cửa sổ phục hồi mà hàm ý mong chờ thêm sức mạnh. Cửa sổ này đóng trong tuần thứ hai của tháng 10, nhưng không lâu khi bên mua đẩy giá lên cao và tạo ra (fashion) một cây búa. Bình thường, cây búa là tín hiệu quan trọng trong một xu hướng giảm (khi chúng báo tín hiệu đảo chiều và tạo đáy). Trong trường hợp này, nó trở nên quan trọng bởi vì nó phản ảnh một cuộc kiểm tra mức hỗ trợ của cửa sổ. Nếu thị trường tiếp tục thấp hơn sau cây búa này, xu hướng tăng sẽ bị chấm dứt (nullify).
Đồ thị 7.12 thể hiện một loạt ba cửa sổ. Cửa sổ 1 trở thành mức hỗ trợ khi thị trường dừng bán (sold off) vài ngày sau khi cửa sổ mở. Cửa sổ 2 dừng sự phục hồi một tháng sau đó. Cửa sổ thứ 3 đóng vai trò là mức trần của đợt phục hồi trong suốt tuần tiếp theo từ khi nó được mở. Một khía cạnh đáng quan tâm khác về sự phục hồi trong tháng Chín là nó bị bó hẹp (stall) trong cửa sổ 2, đó là sự phục hồi được đánh dấu từ số 1 đến 8, được tạo bởi 8 mức cao mới. Lý thuyết đồ thị nến nói rằng sau khoảng từ tám đến mười mức cao hoặc mức thấp mà không có sự điều chỉnh có ý nghĩa, một khả năng lớn là một sự điều chỉnh quan trọng sẽ xảy ra (unfold).  Mỗi mức cao hoặc mức thấp mới được tạo ra này được người Nhật gọi là “mức cao kỷ lục mới” hoặc “mức thấp kỷ lục mới” (Each new high or new low for the move is called a “new record high” or “new record low” by the Japanese). Bởi vậy, người Nhật sẽ nói rằng có 10 mức cao kỷ lục hoặc mức thấp kỷ lục đồng nghĩa có một dãy mức cao hơn hoặc mức thấp hơn. Nếu có (như đã nói) tám mức cao mới mà không có sự điều chỉnh có ý nghĩa, người Nhật nói về thị trường bằng cách sử dụng thuật ngữ “Bụng đã đầy đến 80%” (the stomach is 80% full). Điều đang được quan tâm trong đồ thị vàng này là có tám mức cao kỷ lục. Điều này đưa ra một sự cảnh báo rằng đỉnh của xu hướng (top) đang ở rất gần. Sự thật là đã có một tín hiệu mạnh về sự thận trọng cho bên mua sau tám mức cao kỷ lục thị trường đã ở vùng kháng cự được tạo bởi cửa sổ thứ 2.
Con số 3 mê hoặc (enchanted) tạo ra một diện mạo (appearance) khác ở đồ thị 7.13. Phân tích kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản cho rằng (posit) sau ba cửa sổ lên hoặc xuống, khả năng cao là đỉnh (trong trường hợp ba cửa sổ trong  một xu thế lên) hoặc đáy (trong trường hợp ba cửa sổ trong một xu thế xuống) đang ở rất gần, đặc biệt là nếu một dạng hoặc đường đảo chiều (turning point) (như là một cây doji, dạng xuyên phá hoặc đám mây đen) xuất hiện sau khoảng trống thứ ba. Ở đây, chúng ta thấy một cây nến dạng người đàn ông treo cổ sau cửa sổ thứ ba.
Ở các phần tới, chúng ta sẽ thảo luận về một vài dạng khẳng định tiếp tục xu hướng mà có cửa sổ như là một phần của công thức. Những dạng này bao gồm khoảng trống đi lên hoặc đi xuống tasuki (upward and downward gapping tasuki), trò chơi khoảng trống giá cao và giá thấp (the high and low price gapping play), dạng khoảng trống cây nến trắng song hành (the gapping side by side white lines).

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

15 điều ngăn bạn trở nên giàu có

Nhà báo Napoleon Hill tìm ra chìa khóa dẫn đến sự giàu có cách đây khoảng 80 năm. Dưới đây là 15 yếu tố quan trọng nhất ngăn cản một người chạm ngưỡng giàu có mà ông đã đúc kết được.