Đã lâu không dùng nên ôn lại kiến thức về môn kinh tế lượng. Mục đích là đánh giá mức độ biến động giá của các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn (lấy trong VN30 - tạm lấy 10 cổ phiếu - hiện vẫn chưa tìm được cách để lựa chọn tốt nhất) ảnh hưởng thế nào tới sự biến động của VN-index.
Mục đích:
Xác định ảnh hưởng của các cổ phiếu tới sự biến động của VN - Index trong khoảng thời gian từ 20/02 - 16/03/2012
Các cổ phiếu quan sát:
Công ty CP Vincom (VIC); Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB); Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM); Tập đoàn Masan (MSN); Ngân hàng TMCP Công Thương (CTG); Công ty Phân đạm và hóa chất Dầu khí (DPM); Công ty cổ phần FPT (FPT); Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE); Tập đoàn Bảo Việt (BVH); Công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) cùng chỉ số VN - Index (VNI).
Số liệu như sau:
Vì mục đích là nghiên cứu mối quan hệ giữa việc biến động giá của các cổ phiếu và biến động của VNI nên phải tính tốc độ tăng giá của các cổ phiếu và VNI.
Tốc độ tăng giá của các cổ phiếu như sau:
Giả định mối quan hệ giữa các biến số là mối quan hệ tuyến tính, như vậy ta sẽ có hàm số sau:
%VNI = B1 + B2*%VIC + B3*%VCB + B4*%VNM+B5*%MSN+B6*%CTG+B7*%DPM+B8*%FPT+B9*%REE+B10*%BVH+B11*%PVD+ ui
Sử dụng Excel ta có bảng sau:
Như vậy:
R - square = 0.688 => Các biến giải thích giải thích được 68,83% biến phụ thuộc
Xác định các hệ số từ B1 đến B11 và hệ số P - value tương ứng đều lớn hơn 0.05
Kết quả:
Mô hình có dạng sau:
%VNI = 0.0014 - 0.0349*%VIC - 0.0670*%VCB - 0.4058*%VNM + 0.0669*%MSN + 0.1239*%CTG - 0.1771*%DPM + 0.6435*%FPT - 0.1201*%REE + 0.2416*%BVH + 0.1702*%PVD + ui
Giải thích:
Như vậy, mặc dù chỉ giải thích được 68,83%, có nghĩa là vẫn còn bỏ sót những yếu tố khác nhưng có thể thấy nhóm cổ phiếu này có ảnh hưởng lớn tới VNI, các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn là FPT, VNM và BVH
Những vẫn đề còn tồn tại
1- Mô hình đã phù hợp chưa, quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính
2 - Các biến có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không
3 - Có việc bỏ sót/thừa biến giải thích hay không.
4 - Số lượng quan sát đã đủ để xác định mô hình hay chưa
Mục đích:
Xác định ảnh hưởng của các cổ phiếu tới sự biến động của VN - Index trong khoảng thời gian từ 20/02 - 16/03/2012
Các cổ phiếu quan sát:
Công ty CP Vincom (VIC); Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB); Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM); Tập đoàn Masan (MSN); Ngân hàng TMCP Công Thương (CTG); Công ty Phân đạm và hóa chất Dầu khí (DPM); Công ty cổ phần FPT (FPT); Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE); Tập đoàn Bảo Việt (BVH); Công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) cùng chỉ số VN - Index (VNI).
Số liệu như sau:
Vì mục đích là nghiên cứu mối quan hệ giữa việc biến động giá của các cổ phiếu và biến động của VNI nên phải tính tốc độ tăng giá của các cổ phiếu và VNI.
Tốc độ tăng giá của các cổ phiếu như sau:
Giả định mối quan hệ giữa các biến số là mối quan hệ tuyến tính, như vậy ta sẽ có hàm số sau:
%VNI = B1 + B2*%VIC + B3*%VCB + B4*%VNM+B5*%MSN+B6*%CTG+B7*%DPM+B8*%FPT+B9*%REE+B10*%BVH+B11*%PVD+ ui
Sử dụng Excel ta có bảng sau:
Như vậy:
R - square = 0.688 => Các biến giải thích giải thích được 68,83% biến phụ thuộc
Xác định các hệ số từ B1 đến B11 và hệ số P - value tương ứng đều lớn hơn 0.05
Kết quả:
Mô hình có dạng sau:
%VNI = 0.0014 - 0.0349*%VIC - 0.0670*%VCB - 0.4058*%VNM + 0.0669*%MSN + 0.1239*%CTG - 0.1771*%DPM + 0.6435*%FPT - 0.1201*%REE + 0.2416*%BVH + 0.1702*%PVD + ui
Giải thích:
Như vậy, mặc dù chỉ giải thích được 68,83%, có nghĩa là vẫn còn bỏ sót những yếu tố khác nhưng có thể thấy nhóm cổ phiếu này có ảnh hưởng lớn tới VNI, các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn là FPT, VNM và BVH
Những vẫn đề còn tồn tại
1- Mô hình đã phù hợp chưa, quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính
2 - Các biến có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không
3 - Có việc bỏ sót/thừa biến giải thích hay không.
4 - Số lượng quan sát đã đủ để xác định mô hình hay chưa
Nhận xét
Đăng nhận xét