1/. Cầm máy lên, đóng và mở lưng máy vài lần để xem máy có đậy khớp không và có để lọt ánh sáng vào bên trong không. Sau đó, mở lưng máy, quan sát màn trập xem có tì vết nào đáng ngờ và lướt các ngón tay dọc theo 2 gờ kéo phim để kiểm tra xem có chỗ nào bị trầy xước không.
2/. Quan sát thật kỹ bên ngoài thân máy, máy ảnh cũ nếu có vài vết trầy trụa đôi chút bên ngoài là chuyện thường, không đáng ngại, nhưng nếu phát hiện ra bất kỳ dấu vết lõm, vết rạch sâu, chỗ bung mối nối và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy máy đã từng bị rơi rớt hoặc có mùi mốc meo thì phải hết sức cẩn thận và không xem xét việc mua những máy như thế.
3/. Nhìn kỹ qua khung ngắm, kiểm tra cho chắc là không có vết trầy trên vòng tròn canh nét, các thông số đều sáng rõ,
4/. Gạt cần lên phim, bấm thử ở từng nấc tốc độ một. Phải bảo đảm là nghe rõ sự thay đổi trong tiếng màn trập đóng nở ở từng tốc độ khác nhau (nhưng ở nấc tốc độ từ 1000 trở lên thì sẽ khó nhận biết sự thay đổi).
5/. Kiểm tra cơ chế chỉnh sáng. Vấn đề này thì sẽ không khả thi nếu như chúng ta so sánh các thông số của máy ảnh đời này với máy ảnh đời khác vì các bộ đo sáng có thể thay đổi tùy theo kỹ thuật, chất liệu chế tạo…chắc ăn nhất là lặp phim vào rồi chụp vài pô ảnh đem đi tráng rửa ngay để kiểm tra trước khi quyết định mua hay không. Và đây cũng là cách mà chúng ta kiểm tra thực tế các bộ phận kéo trả phim có hoạt động tốt hay không.
6/. Tháo ống kính (nếu máy có kèm ok) ra để quan sát các khớp giữ ok trên thân máy. Nếu các khớp này trầy trụa nhiều tức là máy đã không được bảo quản tốt và nếu còn có những chỗ vênh thì méo thì nên từ bỏ ý định mua.
7/. Mở nắp chưa pin, xem có dấu hiệu bị rỉ sét hay không, vì có thể do pin để lâu bị chảy nước axít, có thể gây tổn hại đến các mạch điện bên trong.
8/. Bật hết các công tắc, núm xoay có trên máy. Nếu thử qua hết mọi cách mà vẫn còn có cảm giác chưa chắc ăn thì khoan hãy mua và nên nhờ một người quen nào có am hiểu xem xét dùm trước khi móc túi ra trả học phí.
Body máy cơ chỉ là 50% của câu chuyện, còn về việc lựa chọn ống kính thì lại là một chuyện khác nữa
2/. Quan sát thật kỹ bên ngoài thân máy, máy ảnh cũ nếu có vài vết trầy trụa đôi chút bên ngoài là chuyện thường, không đáng ngại, nhưng nếu phát hiện ra bất kỳ dấu vết lõm, vết rạch sâu, chỗ bung mối nối và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy máy đã từng bị rơi rớt hoặc có mùi mốc meo thì phải hết sức cẩn thận và không xem xét việc mua những máy như thế.
3/. Nhìn kỹ qua khung ngắm, kiểm tra cho chắc là không có vết trầy trên vòng tròn canh nét, các thông số đều sáng rõ,
4/. Gạt cần lên phim, bấm thử ở từng nấc tốc độ một. Phải bảo đảm là nghe rõ sự thay đổi trong tiếng màn trập đóng nở ở từng tốc độ khác nhau (nhưng ở nấc tốc độ từ 1000 trở lên thì sẽ khó nhận biết sự thay đổi).
5/. Kiểm tra cơ chế chỉnh sáng. Vấn đề này thì sẽ không khả thi nếu như chúng ta so sánh các thông số của máy ảnh đời này với máy ảnh đời khác vì các bộ đo sáng có thể thay đổi tùy theo kỹ thuật, chất liệu chế tạo…chắc ăn nhất là lặp phim vào rồi chụp vài pô ảnh đem đi tráng rửa ngay để kiểm tra trước khi quyết định mua hay không. Và đây cũng là cách mà chúng ta kiểm tra thực tế các bộ phận kéo trả phim có hoạt động tốt hay không.
6/. Tháo ống kính (nếu máy có kèm ok) ra để quan sát các khớp giữ ok trên thân máy. Nếu các khớp này trầy trụa nhiều tức là máy đã không được bảo quản tốt và nếu còn có những chỗ vênh thì méo thì nên từ bỏ ý định mua.
7/. Mở nắp chưa pin, xem có dấu hiệu bị rỉ sét hay không, vì có thể do pin để lâu bị chảy nước axít, có thể gây tổn hại đến các mạch điện bên trong.
8/. Bật hết các công tắc, núm xoay có trên máy. Nếu thử qua hết mọi cách mà vẫn còn có cảm giác chưa chắc ăn thì khoan hãy mua và nên nhờ một người quen nào có am hiểu xem xét dùm trước khi móc túi ra trả học phí.
Body máy cơ chỉ là 50% của câu chuyện, còn về việc lựa chọn ống kính thì lại là một chuyện khác nữa
Nhận xét
Đăng nhận xét