Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu các ký hiệu trên máy ảnh Nikon DSLR


Rất nhiều bạn trong quá trình tìm mua máy ảnh cho mình thường "choáng ngợp trước rừng thiết bị". Họ không biết thiết bị nào có những tính năng nào, đặc điểm ra sao... Nhưng rất may, các hãng máy ảnh đều có cách đặt tên riêng cho sản phẩm của mình để phân biệt tính năng, đời... Bài viết sau đây tập trung cho các thiết bị máy ảnh số chuyên nghiệp (DSLR) của Nikon để giúp những người muốn tìm hiểu hoặc mua máy ảnh DSLR của Nikon có thêm cái nhìn toàn diện nhất.
 
Thân máy
 
Máy ảnh DSLR cũng được chia ra làm nhiều "cấp" khác nhau tương ứng với giá tiền, mục đích của người sử dụng. Quy chuẩn cho việc "chia chác" này cũng không phải luôn luôn cố định mà thay đổi theo thời gian và tình trạng công nghệ. Tuy nhiên, có một số tiêu chuẩn cố định sẽ chia các máy theo các "level" sau.
 
- Entry level dòng máy cho người mới bắt đầu bao gồm các tính năng cơ bản, dễ sử dụng, tính tự động cao. Sử dụng sensor crop. Dòng máy này được Nikon ký hiệu với là Dxxxx (bao gồm 4 chữ số): ví dụ D3000, D5000....
 
 
- Advance amateur: dòng máy có các tính năng cao cấp hơn tuy vẫn còn thiếu nhiều tính năng "độc". Các thành phần, thiết kế vẫn là các linh kiện tương đối rẻ tiền. Dòng máy này sử dụng sensor crop. Nó được Nikon ký hiệu là Dxx (bao gồm 2 chữ số): D40, D90,...
 
- Semipro: Các dòng máy có cấu hình cao, đầy đủ các tính năng. Hỗ trợ người dùng chuyên nghiệp theo mục đích khá rõ ràng. Những mẫu cao nhất của dòng này đã dùng sensor full. Nó được Nikon ký hiệu là Dxxx (bao gồm 3 chữ số): ví dụ như D300, D700,...
 
 
- Pro: Dòng máy có cấu hình cao nhất, linh kiện đắt tiền nhất, phù hợp với các mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Dòng máy này sử dụng sensor full frame và thường có mức giá rất cao. Nó được ký hiệu là Dx: D3, D3x,...
 
Ống kính

Chúng tôi xin giải thích một vài ký hiệu phổ biến và hay gặp nhất trên ống kính của Nikon. Rất khó để trình bày được nguyên nhân, tác dụng và hiệu quả của nó một cách rõ ràng trong khuôn khổ bài viết này vì thế chúng tôi sẽ đưa những thông tin tổng quan nhất về các ký hiệu để bạn đọc phân biệt.
 
AF: Tự động lấy nét
AF-S: Tự động lấy nét và có motor sóng từ khiến cho lấy nét nhanh và êm hơn
AF-I: Tự động lấy nét có motor gắn trong. Sau này được thay thế bằng AF-S.
ASP: thống kính gần như phẳng có tác dụng chống hiện tượng cầu sai.
 
 
CRC: chụp lấy nét ở cự ly rất gần.
AF-D: Tự động lấy nét và tính toán khoảng cách từ vật đến tiêu điểm.
DC: Ống kính kết hợp công cụ chống mất nét.
DX: sử dụng riêng cho cảm biến nhỏ (24x16)
ED: ống kính có độ tán xạ cực thấp. Công nghệ cho phép Nikon sản xuất các ống kính có chất lượng hình ảnh cao. Nó cho độ nét cao ngay cả khi mở khẩu rộng.
G: Không có vòng mở khẩu trên ống kính.
IF: Công nghệ căn nét trong.
N: Nano: Ống có lớp coating bao gồm các hạt có kích thước nano. Đây là công nghệ cao cấp và đắt nhất của Nikon tại thời điểm này.
VR: tính năng chống rung.
Micro: cách Nikon gọi tính năng Marco.
 
Để minh hoạt cho bạn đọc dễ hiểu hơn chúng tôi xin phép "thử nghiệm" một ống kính của Nikon. Ống kính sau đây là một trng những ống kính Kit có chất lượng rất tốt và phổ biến của Nikon. Đó là AF-S DX NIKKOR 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR.
 
 
AF-S: Ống kính có motor lấy nét trong (sử dụng được với các máy như D40, D60). DX: dùng cho DX (máy có sensor crop). NIKKOR: thể hiện đay là ống kính của Nikon. 18 - 105 mm: tiêu cự nhỏ nhất của thấu kính là 18 lớn nhất là 105. f3.4-5.6: khẩu độ mở lớn nhất tại 18 là f3.5 và tại 105 là 5.6. G: không có vòng khẩu độ trên ống kính. ED: công nghệ tán xạ của Nikon. VR: có chống rung.
 
Tương tự như trên các bạn có thể dễ dàng đọc và tìm hiểu thông tin của các loại ống kính khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

15 điều ngăn bạn trở nên giàu có

Nhà báo Napoleon Hill tìm ra chìa khóa dẫn đến sự giàu có cách đây khoảng 80 năm. Dưới đây là 15 yếu tố quan trọng nhất ngăn cản một người chạm ngưỡng giàu có mà ông đã đúc kết được.