Chuyển đến nội dung chính

Đường Trung bình động phân kỳ - hội tụ (MACD)



Bài dịch về đường MACD. Link gốc tại đây



Giới thiệu

Đươc phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm 70, Đường Trung bình động phân kỳ - hội tụ (Moving Average Convergence (Hội tụ) Divergence (Phân kỳ) – MACD) là một trong những chỉ báo về xung lượng đơn giản và hiệu quả nhất đang được sử dụng (Lưu ý cách dung available (adj) sau danh từ). Đường MACD biến hai chỉ báo đi theo xu hướng – đường trung bình động thành công cu do dao động xung lượng (momentum oscillator) bằng cách lấy đường trung bình động ngắn hơn trừ đường trung bình động dài hơn..Như là kết quả, đường MACD đưa là cả hai dấu hiệu: xu hướng và đà. Đường MACD dao động lên trên và xuống dưới đường số 0 (zero line) khi mà các đường trung bình động hội tụ (converge), cắt (cross) và tách ra (diverge). Các nhà giao dịch có thể tìm kiếm các điểm cắt (crossover) với đường tín hiệu, điểm cắt với đường trung tâm và các sự phân kỳ để xác định các tín hiệu. Bởi vì đường MACD là không có giới hạn (unbounded), nó không thực sự hiệu quả để xác định các mức bán và mua quá mức.
Chú ý: MACD có thể được phát âm là “MAC-DEE” hoặc “M – A – C – D”.
Đây là ví dụ với chỉ báo MACD ở cửa sổ phía dưới:
Click the chart to see a live example.

Cách tính

 
MACD Line: (12-day EMA - 26-day EMA) 
 
Signal Line: 9-day EMA of MACD Line
 
MACD Histogram: MACD Line - Signal Line
 
Đường MACD là hiệu của đường Trung bình động hàm mũ 12 ngày (Exponential (mũ số) Moving Average – EMA) và đường EMA 26 ngày. Các đường này sử dụng giá đóng cửa. Một đường EMA 9 ngày của đường MACD được vẽ cùng với chỉ báo để đóng vai trò như là đường tín hiệu và xác định điểm đảo chiều. Biểu đồ (histogram) MACD cho thấy sự khác biệt giữa MACD và đường EMA 9 ngày của nó. Biểu đồ là dương khi đường MACD ở trên đường tín hiệu của nó và âm khi MACD ở dưới đường tín hiệu của nó.
Giá trị 12, 26 và 9 là tùy chỉnh cơ bản được sử dụng với MACD, tuy nhiên các giá trị khác cũng được dung tùy thuộc và kiểu giao dịch và mục tiêu của bạn.

Diễn giải

Như cái tên của nó, đường MACD thể hiện về sự hội tụ và phân tách của hai đường trung bình động. Sự hội tụ xảy ra khi các đường trung bình động hướng về nhau. Sự phân kỳ xảy ra khi các đường trung bình động đi ra xa nhau. Đường trung bình động ngắn hơn (12 ngày) đi nhanh hơn và chịu trách nhiệm cho hầu hết sự di chuyển của đường MACD. Đường trung bình động dài hơn (26 ngày) đi chậm hơn và ít phản ứng với sự thay đổi của giá.
Đường MACD dao động ở trên và dưới đường số 0 mà cũng được biết tới như là đường trung tâm. Những điểm cắt báo hiệu rằng đường EMA 12 ngày đã cắt đường EMA 26 ngày. Hướng tất nhiên phụ thuộc vào hướng cắt nhau của đường trung bình động. MACD dương chỉ ra rằng EMA 12 ngày ở trên EMA 26 ngày. Giá trị dương tăng khi EMA ngắn tách xa khỏi EMA dài. Điều này nghĩa là đà (momentum) tăng giá tiếp tục mạnh lên. MACD âm chỉ ra rằng đường EMA 12 ngày ở dưới đường EMA 26 ngày. Giá trị âm tăng khi đường EMA ngắn tách xa khỏi đường EMA dài. Điều này nghĩa là đà giảm giá đang mạnh lên.

Trong ví dụ trên, vùng màu vàng chỉ ra rằng đường MACD nằm ở vùng âm khi đường EMA 12 ngày ở dưới đường EMA 26 ngày. Lần cắt đầu tiên xảy ra vào cuối tháng chính (mũi tên màu đen) và đường MACD đi xuống vùng âm khi đường EMA 12 ngày tách ra xa khỏi đường EMA 26 ngày. Vùng màu cam báo hiệu giai đoạn MACD đạt giá trị dương khi đường EMA 12 ngày ở trên đường EMA 26 ngày. Chú ý rằng đường MACD duy trì mức dưới 1 trong suốt thời gian này (đường đứt đoạn màu đỏ). Điều này nghĩa là khoảng cách giữa đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày là ít hơn 1 điểm, nghĩa là không có sự khác biệt lớn.

Giao nhau với đường tín hiệu

Giao nhau với đường tín hiệu là những tín hiệu thường xuyên của đường MACD. Đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày của đường MACD. Như là một đường trung bình động của chỉ báo, nó bám theo (trail) đường MACD và làm cho dễ dàng đánh dấu điểm chuyển hướng của đường MACD. Một đường giao nhau tăng giá xảy ra khi đường MACD hướng lên,cắt và vượt lên trên đường tín hiệu. Một đường giao nhau giảm giá xảy ra khi đường MACD hướng xuống dưới, cắt và nằm dưới đường tín hiệu. Sự giao nhau có thể kéo dài (last) vài ngày hoặc vài tuần, nó phụ thuộc vào độ mạnh của xu hướng (strength of the move).  
Việc tìm hiểu được cần đến trước khi tin vào (rely on) những tín hiệu thông thường (common). Các giao thoa với đường tín hiệu ở vị trí âm hoặc dương nên được xem với sự cẩn trọng lớn. Mặc dù đường MACD không có mức giới hạn trên và dưới, các nhà phân tích đồ thị có thể dự báo hoàn cảnh (extreme) lịch sử với đánh giá (assessment) trực quan (visual) đơn giản. Cần có sự di chuyển mạnh đối với chứng khoán tiềm năng để đẩy đà của nó tới mức cực điểm (extreme). Mặc dù, sự di chuyển này có thể tiếp tục, đà của nó nhiều khả năng là chạm lại và sẽ tạo ra một điểm giao nhau với đường tín hiệu ở điểm giới hạn cuối cùng (extremity). Dao động trong chứng khoán tiềm năng cũng có thể làm tăng số điểm giao nhau.
Đồ thị dưới đây thể hiện cổ phiếu IBM với EMA 12 ngày (màu xanh lá cây), EMA 26 ngày (màu đỏ) và MACD (12,26,9) trong cửa sổ chỉ báo. Có tám điểm giao nhau với đường tín hiệu trong 6 tháng: bốn lên và bốn xuống. Có vài tín hiệu tốt và vài tín hiệu xấu. Vùng màu vàng thể hiện giai đoạn khi đường MACD dâng lên (surge) trên mức 2 để đạt tới cực điểm dương. Có hai điểm giao nhau giá xuống với đường tín hiệu trong tháng tư và tháng năm, nhưng cổ phiếu IBM tiếp túc xu hướng cao hơn. Mặc dù đà lên giá chậm lại sau cú dâng lên đó, đà lên giá vẫn tiếp tục mạnh hơn đà giảm giá trong tháng tư và tháng năm. Điểm giao nhau giá xuống thứ ba trong tháng năm cho một tín hiệu tốt.

Giao nhau với đường trung tâm

Giao nhau với đường trung tâm là tín hiệu phổ biến tiếp theo của đường MACD. Một giao nhau tăng với đường trung tâm (A bullish centerline crossover) xảy ra khi đường MACD đi lên trên đường số 0 và chuyển thành giá trị dương. Điều này xảy ra khi đường EMA 12 ngày đi lên trên đường EMA 26 ngày. Một giao nhau giảm với đường trung tâm (A bearish centerline crossover) xảy ra khi đường MACD di chuyển xuống dưới đường số 0 và chuyển thành giá trị âm. Điều này xảy ra khi đường EMA 12 ngày đi xuống dưới đường EMA 26 ngày.
Giao nhau với đường trung tâm có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Nó phụ thuộc vào mức độ của xu hướng. Đường MACD sẽ duy trì mức dương miễn là xu hướng tăng vẫn đang duy trì. Đường MACD sẽ duy trì giá trị âm khi xu hướng giảm vẫn tồn tại. Đồ thị tiếp theo thể hiện cổ phiếu PHM với ít nhất bốn điểm cắt đường trung tâm trong chín tháng. Các tín hiệu đã làm việc tốt bởi các xu hướng mạnh đã được nổi lên (emerge) với những điểm giao nhau đó.

Dưới đây là đồ thị giá cổ phiếu CMI với bảy điểm giao nhau với đường trung tâm trong năm tháng. Trái ngược với PMI, những tín hiệu này sẽ cho kết quả là một số lượng (numerous) lưỡi cưa (whipsaw) bởi vì xu hướng mạnh không hiện ra (materialize) sau các điểm giao nhau.

Đồ thị tiếp theo thể hiện giá cổ phiếu MMM với một điểm giao nhau tăng với đường trung tâm ở cuối tháng 3 năm 2009 và một điểm giao nhau giảm với đường trung tâm ở đầu tháng 2 năm 2010. Tín hiệu này kéo dài trong 10 tháng. Nói cách khác, EMA 12 ngày đã ở trên EMA 26 ngày trong 10 tháng. Đây là một xu hướng mạnh.

Sự phân tách

Dạng phân tách khi đường MACD tách khỏi sự vận động của đường giá. Một dạng phân tách tăng khi cổ phiếu ghi nhận một mức đáy thấp hơn và MACD tạo ra một mức đáy cao hơn. Mức đáy thấp hơn của đường giá cổ phiếu khẳng định xu hướng giảm hiện tại nhưng mức đáy cao hơn của đường MACD chỉ ra rằng đà giảm đã yếu đi. Mặc dù đà giảm đã yếu đi, đà giảm vẫn tiếp tục khi mà đường MACD vẫn ở vùng âm. Đà giảm chậm lại có thể thỉnh thoảng báo hiệu (foreshadow) một sự đảo chiều xu hướng hoặc một sự phục hồi (rally) khá lớn (sizable).
Đồ thị tiếp theo thể hiện giá cổ phiếu GOOG với sự phân tách tăng trong tháng 10 và 11 năm 2008. Đầu tiên, chú ý rằng chúng ta sử dụng giá đóng cửa để xác định sự phân tách. Các trung bình động của đường MACD được dựa trên giá đóng của và chúng ta nên coi rằng giá đóng cửa của cổ phiếu là phù hợp. Thứ hai, chú ý rằng có những đáy phản ứng rõ khi giá cổ phiếu Google và đường MACD của nó cùng bật lên (bounce) trong tháng 10 và cuối tháng 11. Thứ ba, chú ý rằng đường MACD tạo ra đáy thấp cao hơn đáy trước khi mà giá cổ phiếu Google tạo ra đáy thấp thấp hơn đáy trước trong tháng 11. Đường MACD đã chuyển hướng đi lên với sự phân tách tăng với một điểm giao nhau với đường tín hiệu ở đầu tháng 12. Giá cổ phiếu Google đã khẳng định sự đảo chiều với việc phá vỡ điểm kháng cự.

Một sự phân tách giảm được tạo ra khi giá cổ phiếu ghi nhận một đỉnh cao hơn đỉnh trước và đường MACD tạo một đỉnh thấp hơn đỉnh trước. Đỉnh cao hơn đỉnh trước của giá cổ phiếu là bình thường đối với một xu hướng tăng nhưng đỉnh thấp hơn đỉnh trước của đường MACD chỉ ra rằng đà tăng đã yếu. Mặc dù đà tăng có thể yếu, đà tăng vẫn đi nhanh hơn (outpace) đà giảm miễn là MACD vẫn ở mức dương. Chú ý đà tăng có thể thỉnh thoảng báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng hoặc sự sụt giảm lớn.
Dưới đây, chúng ta xem giá cổ phiếu GME với sự phân tách giảm lớn từ tháng tám tới tháng mười. Giá cổ phiếu đã tiến lên (forge) một đỉnh cao hơn ở trên 28, nhưng đường MACD tạo một đỉnh thấp hơn. Điểm giao nhau với đường tín hiệu và việc phá vỡ điểm hỗ trợ tiếp theo (subsequent) báo hiệu xu hướng giảm. Ở trên đồ thị giá, chú ý cách điểm hỗ trợ bị phá vỡ chuyển thành điểm kháng cứ trong sự bật trở lại ngưỡng cũ (throwback bounce) trong tháng 11 (đường đứt đoạn màu đỏ). Cái ngưỡng cũ (throwback) này cung cấp cơ hội thứ hai để bán hoặc bán khống.

Sự phân tách nên được chú ý. Sự phân tách giảm là điều đáng lưu ý (commonplace) trong một xu hướng tăng mạnh, trong khi sự phân tách tăng xảy ra thường xuyên trong một xu hướng giảm mạnh. Vâng bạn đang đọc đúng. Các xu hướng tăng trường bắt đầu với những lợi thế mạnh mà tạo ra một sự dâng trào trong đà tăng (ám chỉ MACD). Mặc xù xu hướng tăng tiếp tục, nó tiếp tục ở một nhịp độ (pace) chậm hơn mà làm cho đường MACD suy giảm so với mức đỉnh của nó. Đà tăng có lẽ không còn mạnh nhưng đà tăng vẫn vượt trên đà giảm miễn là đường MACD ở trên đường số 0. Dạng đối lập xảy ra ở điểm bắt đầu của một xu hướng giảm mạnh.
Đồ thị tiếp theo thể hiện chỉ số S&P 500 ETF (SPY) với bốn sự phân tách giảm từ tháng 8 tới tháng 11 năm 2009. Mặc dù đà tăng yếu, ETF tiếp tục tăng bởi vì xu hướng tăng mạnh. Chú ý các SPY tiếp tục chuổi đỉnh cao hơn của nó và các đáy cao hơn. Chú ý, đà tăng mạnh hơn đà giảm miễn là đường MACD của nó dương. Đường MACD có lẽ ít dương (mạnh) trong khi sự tăng giá (advance) tiếp diễn nhưng nó vẫn dương.

Kết luận

Chỉ báo MACD là đặc biệt bởi vì nó kết hợp các xu hướng và đà với nhau trong một chỉ báo. Sự pha trộn độc đào của xu hướng và đà có thể được áp dụng cho đồ thị ngày, tuần hoặc tháng. Tùy chỉnh tiêu chuẩn cho MACD là sự khác biệt giữa các đường EMA 12 và 26 ngày. Các nhà phân tích đồ thị đang tìm kiếm sự nhạy cảm hơn có thể thứ các đường trung bình động với giai đoạn ngắn ngắn hơn và đường trung bình động với giai đoạn dài dài hơn. Đường MACD (5, 35, 5) nạy cảm hơn đường MACD (12, 26, 9) và có lẽ tốt hơn cho đồ thị tuần.  Các nhà phân tích đồ thị đang tìm kiếm sự nhạy cảm ít hơn có thể xem xét kéo dài các đường trung bình động. Một đường MACD ít nhạy sẽ vẫn dao động trên/dưới đường số 0 nhưng các giao nhau với đường trung tâm và đường tín hiệu sẽ xuất hiện ít hơn.
Đường MACD không thực sự tốt để dùng xác định mức mua hoặc bán quá mức. Mặc dù, nó có thể xác định các mức mà trong lịch sử là mua hoặc bán quá mức, đường MACD không có bất kỳ giới hạn cao hoặc thấp để trói buộc (bind) chuyển động của nó. Trong quá trình vận động, đường MACD có thể tiếp tục vượt ra khỏi mức cao của nó.
Cuối cùng, nhớ rằng đường MACD được tính toán bằng cách trừ hai đường trung bình động cho nhau. Điều này nghĩa là giá trị đường MACD phụ thuộc và giá của cổ phiếu. Giá trị của MACD cho cổ phiếu có giá 20$ có lẽ nằm trong khoảng từ -1,5 cho đến 1,5, trong khi giá trị MACD của cố phiếu có giá 100$ nằm trong khoảng từ -10 đến 10. Chúng ta không thể so sánh giá trị MACD cho một nhóm cổ phiếu với giá khác nhau. Nếu bạn muốn so sánh đà của chúng, bạn nên sử dụng chỉ báo the Percentage Price Oscillator (PPO) thay cho đường MACD. 


Tóm tắt


1 - Tóm lại, về MACD có: đường MACD, đường trung tâm và histogram.
- MACD = EMA 12 - EMA 26
- Histogram = MACD - EMA 9 ngày của MACD
2 - Các tín hiệu có: Giao nhau với đường trung tâm và Phân kỳ
Giao nhau với đường trung tâm: MACD giao với đường trung tâm và Histogram giao với đường trung tâm
MACD giao với đường trung tâm:
- MACD từ dương => âm: EMA 12 cắt EMA 26 từ trên xuống, EMA 12 ở dưới EMA 26 => Giá giảm
- MACD từ âm => dương: EMA 12 cắt EMA 26 từ dưới lên, EMA 12 ở trên EMA 26 => Giá tăng
Giá trị MACD càng xa đường trung tâm => các đường EMA càng xa nhau => Đà của xu hướng càng mạnh
Histogram giao với đường trung tâm:
- Histogram từ dương => âm: MACD cắt EMA 9 của MACD từ trên xuống, MACD nằm dưới EMA 9 của MACD => Giá giảm
- Histogram từ âm => dương: MACD cắt EMA 9 của MACD từ dưới lên, MACD nằm trên EMA 9 của MACD => Giá tăng
Histogram dùng để xác định điểm đảo chiều
Phân kỳ:
Hiện tượng trong một giai đoạn bằng cách so sánh đỉnh/đáy của đường giá với đỉnh và đáy của đường MACD để xác định đà của xu hướng.
- Trong xu hướng tăng: so sánh hai đỉnh cao nhất và thấp nhất với hai đỉnh cao nhất, thấp nhất của MACD, nếu chúng ngược hướng thì đà yếu.
- Trong xu hướng giảm: so sánh hai đáy cao nhất và thấp nhất với hai đáy tương tự của MACD, nếu chúng ngược hướng thì đà yếu.
3 - Như vậy:
- Giá tăng: MACD và Histogram từ âm -> dương
- Giá giảm: MACD và Histogram từ dương -> âm
- Đà suy yếu: như trên.
MACD trên MT4
- MT4 chỉ thể hiện hai đường: đường MACD và đường signal (tính hiệu - EMA 9 ngày của MACD). Đường MACD được thể hiện dưới dạng biểu đồ (histogram - MT4 gọi là đường Main)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

Đồ thị nến Nhật Bản (Candlestick chart)

Đồ thị nến là một trong những dạng đồ thị phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Sau đây xin giới thiệu bài dịch về đồ thị nến từ trang babypips.com. Link gốc tại đây .