Chuyển đến nội dung chính

Chỉ số xung lượng Stochastic

Bài dịch về Chỉ số Stochastic. Link gốc xem tại đây

Giới thiệu

Được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950, Chỉ số xung lượng Stochastic là một chỉ báo đo lường dao động bằng cách so sánh giá đóng cửa với khoảng giữa giá cao và thấp nhất trong một khoảng thời gian xác định. Theo quan điểm của Lane, Chỉ số xung lượng Stochastic không đi theo giá, không đi theo khối lượng hoặc bất kỳ thứ gì như thế, nó chỉ đi theo tốc độ hay mức dao động của giá. Như đã biết, Đà dao động luôn thay đổi xu hướng của nó trước khi giá thay đổi. Như vậy sự phân tách xu hương tăng và giảm trong chỉ số xung lượng Stochastic có thể được dùng để báo trước (foreshadow) sự đảo chiều. Đây là tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất mà Lane xác định. Lane cũng sử dụng chỉ số xung lượng này để nhận diện dạng thị trường tăng và giảm để lường trước (anticipate) một sự đảo chiều trong tương lai. Vì Chỉ số xung lượng Stochastic là chỉ số giới hạn vùng (range bound), nó cũng hữu dụng trong việc xác định các mức mua và bán quá mức..

Công thức

 
%K – (Giá đóng cửa của ngày tính toán – Mức đáy trong kỳ tính toán)/(Mức đỉnh trong kỳ tính toán – Mức đáy trong kỳ tính toán)*100
%D = SMA 3 ngày của %K 
 
Mức đáy của kỳ tính toán = Mức giá thấp nhất trong kỳ tính toán
Mức đỉnh của kỳ tính toán = Mức giá cao nhất trong kỳ tính toán
%K được nhân với 100 để dời phần thập phân lùi xuống hai số.
 
Thời đoạn mặc định cho Stochastic là 14, nó có thể là ngày, tuần hoặc tháng hoặc khung thời gian trong một ngày. Đường %K 14 thời đoạn sẽ dùng giá đóng cửa của ngày tính toán, giá cao nhất và giá thấp nhất trong 14 thời đoạn. Đường %D là đường trung bình động giản đơn 3 ngày của đường %K. Đường này được vẽ (plot) bên cạnh đường %K đóng vai trò như là đường tín hiệu.


Giải thích (Interpretation)

Chỉ số xung lương Stochastic đo lường mức độ tương quan giữa giá đóng cửa với khoảng giá đỉnh – đáy trong một khoảng thời gian xác định. Giả sử rằng giá đỉnh là 110, đáy là 100 và giá đóng cửa là 108. Khoảng đỉnh – đáy là 10, là mẫu số trong cống thức tính %K. Giá đóng cửa trừ đi mức đáy bằng 8 là tử số. Tám chia cho 10 bằng 0,8 hoặc 80%. %K sẽ bằng 30 nếu giá đóng cửa là 103 (0,3*100). Chỉ số xung lượng Stochastic ở trên 50 khi giá đóng cửa ở nửa trên của vùng khoảng giá và ở dưới 50 khi nó ở nửa dưới của vùng khoảng giá. Giá trị (reading) đường %K thấp (dưới 20) chỉ ra rằng giá ở gần với mức đáy trong khoảng thời gian xác định. Giá trị đường %K  lớn (ở trên 80) chỉ ra rằng giá ở gần mức đỉnh trong khoảng thời gian xác định. Ví dụ về cổ phiếu IBM ở trên chỉ ra vùng 14 ngày (vùng màu vàng) với giá đóng cửa ở cuối giai đoạn (đường đỏ đứt nét). Chỉ số xung lượng Stochastic bằng 91 khi giá đóng cửa ở mức đỉnh của khoảng xác định. Chỉ số Stochastic bằng 15 khi giá đóng cửa gần mức đáy của khoảng xác định. Chỉ số bằng 57 khi giá đóng cửa ở giữa của khoảng xác định.

Nhanh, chậm hoặc đầy đủ

Có 3 phiên bản Chỉ số Stochastic trên SharpCharts. Chỉ số Stochastic nhanh dựa vào công thức của Lane để tính %K và %D. Trên thực tế, Lane sử dụng đường %D để xác định tín hiệu mua hoặc bán dựa trên sự phân kỳ giá tăng và giá giảm. Lane quả quyết (assert) rằng sự phân kỳ của đường %D là tín hiệu duy nhất khiến bạn mua hoặc bán. Bởi vì %D trong Chỉ số Stochastic nhanh được dùng như là đường tín hiệu, Chỉ số Stochastic chậm được giới thiệu để phản ánh sự nhấn mạnh này. Chỉ số Stochastic chậm làm nhẵn (smooth) đường %K bằng SMA 3 ngày mà thực chất là đường %D trong chỉ số Stochastic nhanh (lấy đường %D trong chỉ số nhanh làm đường %K trong chỉ số chậm). Chú ý rằng đường %K trong chỉ số Stochastic chậm bằng đường %D trong chỉ số Stochastic nhanh (Biểu đồ 2).

Chỉ số xung lượng Stochastic nhanh:
·                 %K nhanh = %K theo cách tính cơ bản
·                 % D nhanh = SMA 3 thời đoạn của %K nhanh
Chỉ số xung lượng Stochastic chậm:
·                 %K chậm = %D nhanh
·                 %D chậm = SMA 3 thời đoạn của %K chậm
Chỉ số xung lượng Stochastic là phiên bản tinh chỉnh đầy đủ của chỉ số Stochastic chậm. Người dùng có thể chỉnh số thời đoạn tính toán, số thời đoạn để làm chậm đường %K và số thời đoạn để tính trung bình động cho đường %D. Giá trị mặc định được sử dụng trong ví dụ này là Chỉ số Stochastic nhanh (14,3), Chỉ số Stochastic chậm (14,3) và Chỉ số Stochastic đầy đủ (14,3,3).
Chỉ số Stochastic đầy đủ:
·                 %K đủ = SMA trong x thời đoạn của đường %K nhanh
·                 %D đủ = SMA x thời đoạn của %K đủ.
(Theo người dịch: Ký hiệu của Chỉ số Stochastic trong MT4 là Stoch(x,y,z) nghĩa là thời đoạn xem xét là x, đường SMA của y thời đoạn và %K được làm chậm z thời đoạn - hay %D của Stoch nhanh là z thời đoạn)

Quá mua và Quá bán

Là một chỉ số dội trở lại (bound oscillator), Chỉ số Stochastic dễ dàng xác định được các mức quá mua và quá bán. Vùng chỉ số từ 0 – 100. Bất kể giá cổ phiếu tăng hay giảm, Chỉ số Stochastic sẽ luôn dao động trong vùng này. Thiết đặt truyền thống sử dụng mức 80 là ngưỡng (threshold) quá mua và mức 20 là ngưỡng quá bán. Những mức này có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu phân tích và đặc tính của từng cổ phiếu. Giá trị chỉ số ở trên 80 đối với chỉ số Stochastic 20 ngày sẽ chỉ ra rằng cổ phiếu xem xét được giao dịch ở gần mức đỉnh của vùng 20 ngày. Giá trị chỉ số ở dưới mức 20 xảy ra khi cổ phiếu giao dịch ở mức đáy của vùng 20 ngày.
Trước khi nhìn vào vài ví dụ, cần chú ý rằng các giá trị quá mua của chỉ số không nhất thiết là báo hiệu thị trường đi xuống. Chứng khoán có thể trở thành quá mua và duy trì mức quá mua trong suốt một xu hướng lên mạnh. Mức giá đóng cửa mà ở gần một cách kiên định (consistantly) mức đỉnh của vùng xem xét chỉ ra áp lực mua tiếp vẫn được duy trì. Trong cách tương tự (in a similar vein (lối, điệu, mạch)), giá trị quá bán không nhất thiết báo hiệu thị trường đi lên. Chứng khoán có thể trở nên quá mua và duy trì trạng thái quá mua trong suột một xu hướng xuống mạnh. Mức giá đóng cửa mà ở gần một cách kiên định mức đáy của vùng giá xem xét chỉ ra áp lực bán tiếp vẫn được duy trì. Bởi vậy, việc xác định xu hướng chủ đạo và giao dịch theo xu hướng là rất quan trọng. Hãy tìm kiếm giá trị quá bán thỉnh thoảng xuất hiện trong một xu hướng lên và bỏ qua giá trị quá mua xuất hiện thường xuyên trong xu hướng đó. Tương tự như vậy, hãy tìm kiếm các giá trị quá mua thỉnh thoảng xuất hiện trong xu hướng xuống và bỏ qua giá trị quá bán xuất hiện thường xuyên trong xu hướng này.
Đồ thị số 3 thể hiện giá cổ phiếu Yahoo với Chỉ số Stochastic đầy đủ (20,5,5). Một giai đoạn xem xét dài hơn (20 so với 14) và đường trung bình động dài hơn để làm nhẵn (5 so với 3) tạo ra một chỉ số ít nhậy hơn với ít các tín hiệu hơn. Cổ phiếu Yahoo giao dịch trong khoảng giá từ 14 – 18 từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010. Những vùng giao dịch như thế này là rất thích hợp để sử dụng Chỉ số Stochastic. Việc bị nhúng sâu xuống dưới 20 cảnh báo tình trạng quá bán có thể báo hiệu một sự bật lên. Việc di chuyển lên trên 80 cảnh báo tình trạng quá mua có thể báo hiệu một sự sụt giảm. Chú ý cái cách chỉ số di chuyển lên trên mức 80 và duy trì trên ngưỡng 80 (vùng màu cam). Tương tự, chỉ báo di chuyển xuống dưới 20 và duy trì mức dưới 20. Chỉ báo thể hiện cả việc quá bán và mạnh khi ở trên 80. Một sự di chuyển tiếp theo (subsequent) xuống dưới 80 được cần đến để báo hiệu một vài sự đảo chiều ngắn hoặc thất bại của ngưỡng kháng cự (đường đứt nét màu đỏ). Ngược lại, chỉ số thể hiện quá mua và yếu khi ở dưới ngưỡng 20. Một sự di chuyển lên trên mức 20 được cần đến để chỉ ra một sự đảo chiều đi lên và sự thành công của ngưỡng hỗ trợ.  

Đồ thị số 4 thể hiện giá cổ phiếu CCI với một sự bứt phá vào tháng 7 để bắt đầu một xu hướng tăng. Chỉ số Stochastic đầy đủ (20,5,5) đã được sử dụng để xác định các mức bán quá mức. Các mức quá mua được bỏ qua bởi vì xu hướng chủ đạo đã là lên. Giao dịch theo xu hướng lớn tận dụng (improve) phần lẻ (the odds). Chỉ số Stochastic di chuyển xuống dưới 20 báo hiệu một sự chuyển hướng đi lên của giá (đường đứt nét màu xanh) và tiếp tục một xu hướng lên.

Đồ thị số 5 thể hiện giá cổ phiếu AZO với một sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ vào tháng 5 năm 2009 để bắt đầu xu hướng xuống. Với một xu hướng xuống là chủ đạo, Chỉ số Stochastic đầy đủ (10,3,3) được sử dụng để xác định các mức quá mua nhằm báo trước những sự đảo chiều có thể xảy ra. Các mức quá bán được bỏ qua vì xu hướng chủ đạo là xu hướng xuống. Thời đoạn xem xét ngắn hơn (10 so với 14) tăng mức độ nhạy của chỉ số đối với các giá trị mua quá mức. Để tiện tham chiếu, Chỉ số Stochastic (20,5,5) cũng được thể hiện. Chú ý rằng bản ít nhậy hợn không thể hiện vùng mua quá mức trong tháng 8, 9 và 10. Đôi khi cần tăng tính nhậy để phát hiện tín hiệu.

Các phân kỳ tăng và giảm

Sự phân kỳ tạo thành khi một mức đỉnh hoặc đáy trong đường giá không được khẳng định bởi Chỉ số Stochastic. Một phân kỳ tăng tạo thành khi giá tạo ra một đáy mới thấp hơn đáy trước nhưng Chỉ số Stochastic tạo ra một đáy mới cao hơn đáy trước. Điều này chỉ ra rằng động lực xuống đã giảm và báo hiệu một sự đảo chiều tăng. Một phân kỳ giảm tạo thành khi giá tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng Chỉ số Stochastic tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Điều này chỉ ra rằng động lực tăng đã giảm và báo hiệu một tín hiệu đảo chiều giảm. Một khi có sự phân kỳ được tạo ra, người phân tích cần tìm kiếm các tín hiệu khẳng định tín hiệu thực sự. Một phân kỳ giảm giá có thể được khẳng định bằng việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trên đồ thị giá hoặc Chỉ số Stochastic vượt qua mức 50 hay còn gọi là đường trung tâm. Một phân kỳ tăng giá có thể được khẳng định nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc Chỉ số Stochastic vượt qua mốc 50.
Mốc 50 là mức quan trọng cần xem xét. Chỉ số Stochastic di chuyển từ 0 đến 100 với 50 là đường trung tâm. Hãy xem nó như là đường 50 yard trong bóng bầu dục. Bên tấn công có cơ hội ghi bàn cao hơn khi nó vượt qua đường 50 yard. Bên phòng ngự sẽ có lợi thế (edge) miễn là nó ngăn chặn bên tấn công vượt qua đường 50 yard. Chỉ số Stochastic vượt qua đường 50 báo hiệu rằng giá đang giao dịch ở nửa trên của vùng xem xét. Điều này gợi ý rằng chiếc cốc đã đầy một nửa. Ngược lại, giá xuống dưới 50 nghĩa là giao dịch ở nửa dưới của khoảng giá trong thời gian xem xét. Điều này gợi ý rằng chiếc cốc đã vơi đi một nửa.
Đồ thị 6 thể hiện giá cổ phiếu IGT với sự phân kỳ tăng vào tháng 2 và 3 năm 2010. Chú ý về cách cổ phiếu di chuyển tới mức đáy mới nhưng Chỉ số Stochastic tạo một đáy cao hơn đáy trước. Có ba bước để khẳng định mức đáy cao hơn này. Đầu tiên là đường tín hiệu cắt và/hoặc quay trở lại trên 20. Một sự giao cắt với đường tín hiệu xảy ra khi đường %K (màu đen) cắt đường %D (đỏ). Điều này cung cấp điểm vào sớm nhất có thể. Thứ hai là sự di chuyển lên trên đường 50, đặt giá ở nửa trên của vùng xem xét. Thứ ba là việc phá vỡ ngưỡng kháng cự trên đồ thị giá. Chú ý cách Chỉ số Stochastic di chuyển lên trên 50 ở cuối tháng 3 và duy trì trên 50 cho đến tháng 5.

Đồ thị số 7 thể hiện giá cổ phiếu KSS với sự phân kỳ giảm trong tháng 4 năm 2010. Cổ phiếu di chuyển tới đỉnh cao hơn trong đầu và cuối tháng 4 nhưng chỉ số Stochastic lao thẳng xuống (peak) vào cuối tháng 3 và tạo một đỉnh thấp hơn. Đường tín hiệu cắt và di chuyển ởi dưới 80 không cung cấp tín hiệu tốt trong trường hợp này bởi vì KSS tiếp tục đi lên cao hơn. Chỉ số Stochastic xuống dưới 50 cho tín hiệu thứ hai và cổ phiếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ cho tín hiệu thứ ba. Như KSS đã thể hiện, tín hiệu sớm không rõ và đơn giản. Tín hiệu cắt, di chuyển dưới 80 và trên 20 là thường xảy ra và thiên về (prone to) lướt qua (whipsaw). Thậm chí sau khi KSS phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và Chỉ số Stochastic xuống dưới 50, cổ phiếu vẫn bật trở lại trên 57 và Chỉ số Stochastic bật trở lại trên 50 trước khi cổ phiếu tiếp tục xuống mạnh.

Các dạng tăng, giảm

George Lane xác định dạng khác của phân kỳ để dự đoán về các đỉnh hoặc đáy. Dạng tăng là dạng ngược (inverse) của phân kỳ tăng. Cổ phiếu xem xét tạo đỉnh thấp hơn đỉnh trước nhưng Chỉ số Stochastic tạo ra một đỉnh cao hơn đỉnh trước. Dù cổ phiếu không vượt qua mức cao trước đó, đỉnh cao hơn trong Chỉ số Stochastic chỉ ra sự củng cố đà tăng mạnh. Sự sụt giảm tiếp theo được kỳ vọng là kết quả của một đáy có thể vào mua được. Đồ thị số 8 thể hiện giá cổ phiếu NTAP với dạng tăng trong tháng 6 năm 2009. Cổ phiếu tạo một đỉnh thấp hơn đỉnh trước trong khi Chỉ số Stochastic tiến lên (forge) đỉnh cao hơn. Đỉnh cao hơn này thể hiện độ mạnh của đà tăng. Cần nhớ rằng đây chỉ là dạng không phải là tín hiệu. Dạng báo hiệu một mức đáy có thể giao dịch trong tương lai gần. NTAP sụt giảm xuống dưới mức đáy của nó trong tháng 6 và chỉ số Stochastic đi xuống dưới 20 trở thành quá bán. Người giao dịch có thể thực hiện lệnh khi Chỉ số Stochastic đi xuống dưới đường tín hiệu, ở trên 20 hoặc ở dưới 50. NTAP tiếp tục phá vỡ điểm kháng cự với một xung lực mạnh.

Một dạng xuống xảy ra khi cổ phiếu tạo ra một đáy cao hơn đáy trước nhưng chỉ số Stochastic tạo một đáy thấp hơn đáy trước. Dù cổ phiếu vẫn ở trên mức thấp trước đó của nó, mức thấp hơn của chỉ số Stochastic cho thấy sự tăng lên của đà giảm. Sự tăng lên tiếp theo của giá được kỳ vọng cho kết quả là một sự lao dốc quan trọng. Đồ thị số 9 thể hiện giá cổ phiếu MOT với một dạng giảm trong tháng 11 năm 2009. Cổ phiếu tạo một đáy mới cao hơn đáy cũ vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 nhưng Chỉ số Stochastic tạo một đáy mới thấp hơn đáy cũ và đi xuống dưới mức 20. Điều này chỉ ra một xung lực giảm mạnh. Sự bật lên tiếp theo không kéo dài lâu khi cổ phiếu lao dốc đi xuống. Chú ý rằng Chỉ số Stochastic không vượt lên ngưỡng 80 và quay trở lại giảm xuống dưới đường tín hiệu vào giữa tháng 12.

Kết luận

Trong khi các chỉ số xung lượng thích hợp để xác định các vùng giao dịch, chúng cũng có thể được dùng với những cổ phiếu mà xu hướng, xu hướng được cung cấp chống lại (take on) dạng ngoằn nghèo (zigzag). Sự kéo xuống là một phần của xu hướng tăng và di chuyển ngoằn nghèo (zigzag) đi lên. Sự bật lên là một phần của xu hướng giảm mà di chuyển ngoằn nghèo đi xuống. Về mặt này (in this regard), Chỉ số Stochastic có thể được dùng để xác định cơ hội phù hợp (in harmony with) xu hướng chủ đạo.   
Chỉ báo này cũng có thể được sử dụng để xác định các điểm đảo chiều gần ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Trong trường hợp một cổ phiếu giao dịch gần mức hỗ trợ với một Chỉ số Stochastic quá bán, hãy tìm kiếm một sự bứt phá lên trên 20 để báo hiệu một sự đảo chiều tăng và điểm hỗ trợ được kiểm tra thành công. Ngược lại, trong trường hợp một cổ phiếu giao dịch gần mức kháng cự với một Chỉ số Stochastic quá mua, hãy tìm kiếm một sự phá vỡ xuống dưới mức 80 để báo hiệu một xu hướng đảo chiều giảm và thất bại trong việc duy trì mức kháng cự (Lưu ý lối nói: Should + S + V + O + Clause : nghĩa là “Trong trường hợp ...., hãy ...”)
Việc tùy chỉnh cho Chỉ số Stochastic phụ thuộc vào sở thích, cách thức giao dịch, và khung thời gian của người giao dịch. Một giai đoạn xem xét ngắn hơn sẽ cho ra chỉ số có nhiều hình răng cưa nhọn với nhiều điểm quá mua, quá bán. Một giai đoạn xem xét dài hơn sẽ cho ra chỉ số mượt hơn nhưng ít điểm quá mua, quá bán.
Như tất cả các chỉ báo kỹ thuật khác, điều quan trọng là sử dụng Chỉ số Stochastic kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật. Khối lượng, điểm hỗ trợ/kháng cự và sự phá vỡ chúng có thể được dùng để khẳng định hoặc bác bỏ (refute) tín hiệu được cho bởi Chỉ số Stochastic.


Tóm tắt chỉ số Stochastic

- Có 3 dạng là dạng nhanh, chậm và đầy đủ. Đường Nhanh cố định thời đoạn xem xét là 14, giá trị tính bằng cách so sánh khoảng cách từ giá đóng cửa so với giá thấp nhất trong khoảng xem xét rồi chia cho mẫu số là khoảng cách từ giá thấp nhất và cao nhất trong khoảng xem xét. Đường Chậm thì đường %K là %D của đường Nhanh. Đường đầy đủ sẽ tùy chọn về khoảng thời gian xem xét và khoảng thời đoạn tính SMA.
- Được tạo thành bởi hai đường %K và %D (là đường SMA 3 ngày của đường %K).
- Có giá trị từ 0 - 100. Mức 50 là mức quan trọng. %K trên 80 là quá mua, %K dưới 20 là quá bán.
- Khi xu hướng chủ đạo là lên, cần quan tâm tới các vùng quá bán (đây là điểm có thể vào hàng). Khi xu hướng chủ đạo là xuống thì quan tâm đến vùng quá mua.
- Sử dụng Stochastic để kiểm tra các điểm kháng cự và hỗ trợ. Khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ, %K bật lên trên mức 20 có thể có đảo chiều tăng. Ngược lại, khi giá tiến đến ngưỡng kháng cự, %K rơi xuống dưới 80 có thể có sự đảo chiều giảm giá.
- Phân kỳ:
  + Phân kỳ tăng: Giá: đáy mới thấp hơn đáy trước; Stochastic: đáy mới cao hơn đáy trước.
  + Phân kỳ giảm: Giá: đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước; Stochastic: đỉnh mới cao hơn đỉnh trước.
Cần kết hợp với các tín hiệu khác để xác định xu hướng như mốc 50, các điểm hỗ trợ, kháng cự của giá...
- Các dạng (là một loại của phân kỳ nhưng không phải là tín hiệu):
  + Dạng tăng: Giá: đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ; Stochastic: đỉnh mới cao hơn đỉnh trước.
  + Dạng giảm: Giá: đáy mới cao hơn đáy cũ; Stochastic: đáy mới thấp hơn đáy cũ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

15 điều ngăn bạn trở nên giàu có

Nhà báo Napoleon Hill tìm ra chìa khóa dẫn đến sự giàu có cách đây khoảng 80 năm. Dưới đây là 15 yếu tố quan trọng nhất ngăn cản một người chạm ngưỡng giàu có mà ông đã đúc kết được.