Mỹ và phương Tây lấy gì dọa... Nga?
(Quan hệ quốc tế)
- Như tin đã đưa, Mỹ đe dọa áp dụng các
biện pháp trừng phạt Nga nếu Nga sử dụng lực lượng quân sự ở Ukraine.
Nga có sử dụng lực lượng
quân sự không và liệu Mỹ có áp dụng các biện pháp trừng phạt không thì
vẫn đang còn là một câu hỏi lớn. Nhưng nếu Mỹ áp dụng các biện pháp
trừng phạt thì hiệu qủa của các biện pháp đó đến đâu?
Xin
giới thiệu bản lược dịch bài báo với tiêu đề “ Hoan hô trừng phạt” của
tiến sỹ kinh tế M.Deliagin- Giám đốc Viện các vấn đề toàn cầu hóa (Nga)
đăng trên báo” Svobodnaia pressa” (Nga) ngày 05/03/2014.
Bài của M.Deliagin
Ngoại
trưởng Mỹ G.Kerry đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. Đại diện
của EU cũng đưa ra những phát biểu có giọng điệu tương tự như vậy, tuy
chưa mạch lạc lắm.
Nước Nga không thể đánh mất cơ
hội lịch sử này: Chúng ta (Nga) cần nhanh chóng nhận món quà mà Mỹ sắp
trao tặng và tìm cách để sử dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại.
Nói
một cách thẳng thắn, Nga cần nhanh chóng tìm cách khuyên khích tiến
hành một cuộc trưng cầu dân ý ở Vùng Donhets (và ở các vùng khác, nếu
điều kiện đã chín muồi) và , nếu như dân chúng muốn, thì sáp nhập vào
Nga chỉ đề nhằm một mục đích duy nhất - Mỹ áp dụng những biện pháp trừng
phạt như đã đe dọa.
Vì tự cho rằng chỉ có mình là
khôn ngoan, và hành động theo nguyên tắc “ những cái gì tốt cho
“General Motors” là tốt cho cả thế giới ”, sử dụng các mối quan hệ kinh
tế để nô dịch các nước và các dân tộc khác, Mỹ quả thực đã không đủ tỉnh
táo để hiểu rằng, việc cắt giảm các mối quan hệ ( kinh tế) nhiều khi
lại là món quà trời cho đối với các đối tác của Mỹ .
Không tận dụng sự thiển cận đó (của Mỹ) – sẽ là một sai lầm chết người.
Chúng ta hãy cùng xem xét, Mỹ dọa chúng ta những gì và phương Tây có thể dọa những gì.
Tiêm kích F-16 Mỹ điều đến áp sát Ukraine
|
Thứ nhất, và điều này đã xảy ra - dừng các cuộc đàm phán thương mại, đầu tư và quân sự với Mỹ .
1.
Các cuộc đàm phán về quân sự, trước hết là có liên quan đến việc NATO
sử dụng căn cứ trung chuyển tại Ulianovsk (Nga). Ngoài những vấn đề có
lý do chính đáng như: khả năng không quân chiến lược Mỹ vận chuyển ma
túy, quá cảnh hàng quân sự loại nào, khả năng các quân nhân Mỹ có thể
xuất hiện quanh các mục tiêu chiến lược của Nga - thì ngay bản thân sự
hiện diện của một căn cứ của NATO trên lãnh thổ Nga đã là một hiện tượng
chưa từng có tiền lệ, là một sự hạ nhục dân tộc đối với Nga.
Tôi
nghĩ rằng, giới lãnh đạo Nga nên noi gương của Kyrgistan, nhân dịp này
nên thông báo với giới lãnh đạo Mỹ là sẽ không cho phép NATO sử dụng căn
cứ này nữa với lý do là do ngoại trưởng Mỹ (người đã từng tham gia
chiến tranh Việt Nam và đang lên án những hành động “chưa từng có tiền
lệ” của Nga ở Krưm) đã có những tuyên bố ngạo mạn công khai đối với Nga.
2. Những cuộc đàm phán về thương mại và đầu tư
giữa Mỹ và Nga thường dẫn đến việc lót tay cho các quan chức Nga để đạt
được một (hoặc nhiều) lợi ich hoặc ưu đãi nào đó cho các công ty Mỹ trên
thị trường Nga. Tôi nghĩ rằng, nếu việc lót tay này chấm dứt thì những
doanh nghiệp Nga sẽ thở phào nhẹ nhõm vì sẽ lấy lại được những ưu đãi đã
mất.
Dĩ nhiên, một số thỏa thuận và hợp đồng có
lợi (cho Nga) cũng sẽ bị dừng lại - nhưng suy cho cùng, mọi việc buôn
bán đầu tư sở dĩ được thực hiện vì chúng đem lại lợi ích cho cả hai bên,
các hợp đồng đó có lợi cho các doanh nghiệp Mỹ không ít hơn cho các
doanh nghiệp Nga và chính vì vậy mà trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu
ngày càng tăng thì các doanh nghiệp Mỹ sẽ lại tiếp tục (công việc làm ăn
của mình tại Nga) ngay khi có thể.
Mặt khác, nếu
Mỹ chính thức chấm dứt các hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại
thì điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Mỹ không thể hoạt động trên
đất Nga được nữa.
Hãy thử hình dung một tình huống
sau: một “ ông anh” nào đó (của Nga) muốn nắn gân vòi vĩnh các doanh
nghiệp Mỹ (trên đất Nga), ví dụ như “City Bank”, hoặc "Microsoft” chẳng
hạn.
Trong điều kiện bình thường thì để hóa giải
“ông anh" này nhiều khi chỉ cần một cú điện thoại… Nhưng bây giờ thì
không ai có thể làm điều đó được nữa vì Mỹ đã chấm dứt các cuộc đàm
phán! Chính vì thế mà chỉ trong vòng một giờ, giới doanh nghiệp Mỹ ở Nga
đã không còn được ai bảo vệ.
Rõ ràng là, viễn cảnh
như vậy là không thể chấp nhận được, trước hết là đối với Nga, vì nó có
thể ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của nước Nga
trong lĩnh vực hợp tác làm ăn với các nước.
Và như
thế có nghĩa là, xuất phát từ nguyện vọng duy trì mối quan hệ “ láng
giềng hữu nghị” với Mỹ, trong tình huống như vậy Nga buộc phải yêu cầu
các doanh nghiệp Mỹ chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga càng nhanh càng
tốt: không còn ai đứng ra bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Mỹ! Chính
chính phủ Mỹ đã vác búa ghè vào chân mình - tự mình từ bỏ công cụ duy
nhất để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ (tức là các cuộc đàm phán) .
Một
việc có thể làm, Nga có thể buộc phải sớm dừng hoạt động của “Boeing”
và chuyển hướng sang “Airbus” của Châu Âu, cũng như khôi phục lại ngành
công nghiệp hàng không trong nước, không mua đùi lợn của Mỹ nữa (đùi lợn
Brazil rẻ và chất lượng hơn nhiều), các cơ quan nhà nước chuyển từ sử
dụng “Windows” sang “Linux”, chấm dứt việc mua bất cứ sản phẩm nào của
Mỹ cho các nhu cầu quốc gia.
Còn việc sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm có hại cho sức khỏe (nhất là sức khỏe trẻ em), gồm
cả “Coca-cola”, “Pepsi-cola”, các sản phẩm của “MacDonalds” cũng các đồ
ăn nhanh khác của Mỹ cũng cần bị cấm với cái cớ là để đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm!
Tôi nghĩ rằng, các đối thủ cạnh
tranh của Mỹ ở Châu Âu và Trung Quốc sẽ vô cùng hứng khởi trước một
triển vọng như vậy - có lẽ đến mức là họ sẽ sẵn sàng trải thảm đỏ mời
J.Kerry đến làm việc sau khi ông này nghỉ hưu.
3.
Một đe dọa cụ thể khác hoàn toàn có thể trở thành hiện thực – đó là hủy
Hội nghị thương đỉnh “nhóm G-8” tại Sochi vào đầu tháng 6 tới.
Dĩ nhiên đây là một sự xúc phạm và rất đáng bực mình - nhất là trong lúc Nga đang giữ vai trò chủ tịch (luân phiên) .
Nhưng
ý nghĩa thực tiễn của "G-8” thực ra cũng chỉ là con số không (hoặc gần
như vậy - điều này đã nhiều lần được khẳng định qua việc hình thành và
hoạt động của nhóm G-20”). Không cần có sự xuất hiện của các lãnh đạo
G-8 thì Sochi cũng đã quá nhiều kẻ ăn không ngồi rồi rồi. G-8 đối với
V.Putin đã hoàn thành sứ mệnh làm tăng uy tín của V.Putin thời kỳ đầu
rồi, bây giờ không còn quá cần thiết nữa.
Vậy thì làm từ thiện để làm gì?
Để
không, bỏ trống các chỗ đã đặt trước tại các khách sạn ở Sochi, có lẽ
nên nghĩ tới việc tổ chức một hội nghị thưgng đỉnh khác có chương trình
nghị sự rõ ràng hơn. Một đề xuất nho nhỏ: một vấn đề cần được thảo luận
đã chin muồi từ lâu – đó là sống như thế nào và theo nguyên tắc nào
trong “một thế giới hậu Mỹ” để đối phó với nguy cơ “trực tiếp và rõ
ràng” từ chủ nghĩa ích kỷ Mỹ, kể cả trong lĩnh vực cơ cấu tài chính toàn
cầu.
Cũng đã chín muồi từ lâu việc thảo luận rõ
ràng và công khai quy chế ra các quyết định toàn cầu – thường lâu nay
vẫn do những thế lực và các nhân tố không phải lúc nào cũng minh bạch và
chính thức thông qua.
Những cuộc thảo luận như
vậy sẽ rất bổ ích đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Pakistan, Belarus,
Kazakhstan, Ukraine, Israel, các nước Đông Nam Á và Châu Mỹ La tinh - kể
cả những thành viên của nhóm G-8 nếu ai đó thực sự muốn tham gia.
4.
Một đe dọa nghiêm trọng nữa từ phía J.Kerry là khai trừ Nga ra khỏi
WTO. Tốt quá vì điều đó có nghĩa là giải phóng Nga khỏi những hạn chế
theo kiểu nô lệ mà Nga đã tự quàng vào cổ mình trong tiến trình đàm phán
gia nhập tổ chức này từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước .
Điều
đó (khai trừ Nga ra khỏi WTO) cũng có nghĩa là sẽ tạo cho Nga cơ hội
phát triển nhanh các tổ hợp công - nông nghiệp, công nghiệp chế tạo máy,
một phần của các tổ hợp hóa chất và công nghiệp nhẹ. Như thực tế cay
đắng đã chứng minh là Nga không kiếm được một chút lợi lộc gì cho mình
từ khi gia nhập WTO (chắc cũng có lý do tại Nga - ND).
Sẽ
khôi phục lại được sự tăng trưởng đầu tư, bị suy giảm từ khi gia nhập
WTO và sự tăng trưởng công nghiệp bị sụt giảm từ khi gia nhập WTO. Sự
suy giảm thu nhập đầu người vào mùa hè năm ngoái sẽ được thay thế bằng
sự tăng trưởng như trong thời kỳ giữa những năm 2000.
Việc ra khỏi WTO sẽ giải phóng Nga khỏi những cam kết nô lê và cải thiện cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Nếu
quả thực J.Kerry làm được điều này (khai trừ Nga khỏi WTO), nên dựng
tượng ông ở Quảng trường đỏ, ngang hàng với Minhin và Pozarski cùng dòng
chữ “Nước Nga biết ơn công dân Kerry”.
Đơn giản bởi vì, nếu điều đó xảy ra, ông xứng đáng nhận sự biết ơn chân thành của chúng ta.
5.
Một đe dọa quan trọng khác là gây khó khăn cho việc cấp thị thực cho
các công dân Nga và từ bỏ thảo luận quy chế miễn thị thực nhập cảnh với
các nước tham gia Hiệp ước Schengen.
Vâng, quả thực
là khả năng đi nước ngoài là thành quả thực sự duy nhất mà “tiến trình
dân chủ hóa “ và quy chế thị trường đem lại cho công dân Nga.
Tuy
nhiên, có một chữ “nhưng”: để có thể sử dụng quyền này, cần phải có
tiền. Hơn nữa, hộ chiếu đi nước ngoài chỉ có trong tay không đến một
phần tư dân số Nga- còn sử dụng nó – không đến một phần sáu, nhưng chủ
yếu là để đi các nước không yêu cầu thị thực nhập cảnh hoặc các nước
Đông Nam Á.
Những nước có thể thắt chặt chế độ cấp
thị thực nhập cảnh (đối với công dân Nga) - Mỹ và các nước tham gia Hiệp
ước Schengen- trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu, cũng đang rất cần
tiền từ khách du lịch, trong đó có cả khách du lịch Nga, cho nên khó có
thể duy trì được việc thắt chặt chế độ cấp thị thực trong một thời gian
dài.
Như vậy, sẽ có vấn đề với việc cấp thị thực
nhập cảnh - nhưng nó chỉ mang tính chất nhất thời và đối với các quan
chức, còn đối với những người dân bình thường không dính dáng gì đến
chính trị, chắc chắn hơn cả là những hạn chế này sẽ không liên quan.
6. Còn triển vọng dừng đàm phán về chế độ miễn thị thực nhập cảnh vào các nước Hiệp ước Schnegen - một vấn đề nghiêm trọng đây!
Nhưng
nó chỉ nghiêm trọng đối với những kẻ ngờ nghệch trong giới quan chức và
trong xã hội – những người vẫn còn ngây thơ hy vọng của một thỏa thuận
như vậy.
Bất kỳ ai ít nhiều quan tâm đến vấn đề này
đều hiểu rằng: dù có rất nhiều phát biểu chính thức của các quan chức
(kể cả quan chức phương Tây) thì một thỏa thận như vậy là không thể về
mặt nguyên tắc.
Một mặt, ngay Ukraine thân Phương
Tây ra mặt thời cách mạng "cam” cũng không có được một quy chế như vậy,
mặt khác – khu vực Schengen hoàn toàn không cần đến các tổ chức tội phạm
Nga (trước hết là tội phạm thuộc các sắc tộc). Một số nhà ngoại giao
phương Tây đã lịch sự nói (quả thực là chỉ trong các buổi trò chuyện
riêng): “bọn tôi đã có quá nhiều các vấn đề với các tổ chức mafia của
người Albania Cosovo và người Digan rồi”.
Như vậy,
lời de dọa không cấp cho Nga quy chế miễn thị thực với khu vực Schengen
cũng giống như lời đe dọa không tặng cho chúng ta 100 nghìn tỷ đôla
vậy!!!
Lời đe dọa trên hoàn toàn không có một ý nghĩa thực tế nào - giống hệt như những lời đe dọa về khả năng hạn chế thương mại.
Những
kẻ căm thù nước Nga đến tận xương tủy và không thể tha thứ cho chính
ngay sự tồn tại của nước Nga, đã không nhận thức được một chân lý tối
thiểu là thương mại được tiến hành vì nó có lợi cho các bên tham gia.
Chính
vì vậy mà EU có thể cực kỳ căm ghét “Gazprom” như là một biểu tượng của
nước Nga, nhưng không thể giảm thị phần của nó dưới một ngưỡng tối
thiểu nào đấy (các chuyên gia biết và "Gazprom" cũng thỏa mãn).
Vì
những lý do như đã nói ở trên, việc hạn chế Nga cung cấp nhiên liệu
cũng gây thiệt hai cho phương Tây không kém gì Nga - còn việc chấm dứt
cung cấp một số mặt hàng này hay mặt hàng khác vào Nga thì không khác gì
việc nhường thị phần này cho Trung Quốc.
Việc dừng
cung cấp cho Nga một số mặt hàng thiết yếu, quả thực có thể sẽ làm tê
liệt một loạt các ngành sản xuất của Nga và sẽ dẫn đến những hậu quả
nặng nề (đối với Nga).
Tuy nhiên, ngay cách đặt
vấn đề (của Mỹ) về hạn chế quan hệ thương mại với Nga rất nên coi đó là
một gợi ý để Nga nghiên cứu nhanh chóng thành lập một hệ thống thanh
toán liên ngân hàng quốc tế để phá vỡ sự độc quyền của SWIFT (ý tưởng
này đã được Iran, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á ủng hộ).
Cũng
cần phải chuẩn bị ngay việc thanh toán xuất khẩu nguyên liệu từ đồng
đôla sang đồng Euro, đồng nhân dân tệ, đồng Frank Thụy Sỹ và đồng rúp.
Theo thỏa thuận với Chính phủ Anh, nếu tính từ góc độ hai bên cùng có
lợi, rất có thể chuyển một phần thanh toán xuất khẩu bằng đồng bảng Anh
vì nó sẽ làm sẽ đồng bảng Anh mạnh thêm và Anh chắc sẽ ủng hộ ý tưởng
này.
Tuyên bố của J.Kerry là cơ sở pháp lý để
trong một thời gian ngắn nhất giảm tỷ lệ đồng đôla trong Quỹ dự trữ quốc
tế của chính phủ Nga (Quỹ dự trữ và Quỹ phúc lợi) từ mức 45% như hiện
nay xuống còn tối đa là 10%, tốt nhất là 5%. Có thể làm được điều này
bằng cách chuyển những khoản tiền này thành chứng khoán ở các khu vực
đồng tiền khác hoặc đầu tư vào việc hiện đại hóa nước Nga.
7.
Và cuối cùng, cần phải chỉ thêm một đe dọa có thể có nữa - tạm thời mới
chỉ treo lơ lửng - đó là đe dọa đóng băng tài khoản đáng ngờ (của công
dân Nga ) – chắc chắn là của các quan chức tham nhũng và tài phiệt, ít
nhất là trên lãnh thổ Mỹ, nhưng nhiều khả năng là ở tất cả các nước mà
Mỹ có ảnh hưởng.
Đây sẽ là một món quà cực kỳ có ý
nghĩa đối với Nga và nhân dân Nga, bởi vì đây không chỉ bằng chỉ một cú
đánh mà làm sập cả cơ sở tài chính của bọn tham những (chỉ có bọn tham
những và tài phiệt mới có tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài, dân thường
lấy đâu ra?) mà là một minh chứng rất rõ ràng cho một chân lý là không
phải kẻ nào cũng nuốt trôi được của ăn cắp. Hành động này của Mỹ sẽ có
tác dụng rất lành mạnh tác động lên đạo đức của toàn bộ xã hội Nga.
Nếu Kerry làm được điều này - ông rất xứng đáng được chôn cất trọng thể tại chân tường Điện Kremly sau khi qua đời.
Để
kết luận, tôi muốn nhấn mạnh rằng: nếu như Bộ ngoại giao Nga hoạt động
thực sự hiệu quả thì cần ngay lập tức thỏa thuận với ngài Kerry về một
hành động nào đó của Nga mà Nga phải làm – ví dụ như sát nhập vùng
Donhets hoặc là “thanh lọc” bọn theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine
chẳng hạn, để sau đó ngài thực hiện đúng các cam kết của mình và áp dụng
các biện pháp cấm vận.
Nhưng tôi e rằng, ngài đã nói dối: sẽ không làm đâu vì ngài là một người Mỹ thực dụng.
Phản đòn
1.
Hội đồng Liên bang (Thượng viện ) Nga đang xem xét một dự thảo luật cho
phép tịch thu tài sản, cổ phần, tài khoản của các công ty Châu Âu và
Mỹ, bao gồm cả các công ty tư nhân trong trường hợp lệnh cấm vận được áp
dụng đối với Nga . Đây là biện pháp trả đũa của Nga đối với các lời đe
dọa trừng phạt của Mỹ. Đáng chú ý là người đưa ra dự thảo luật này là
Chủ tịch Ủy ban luật và hiến pháp của Thượng viện A.Klishas .
2.
Hiện nay tại Nga có các tập đoàn khổng lồ của Mỹ đang hoạt động như
Coca-Cola, ConocoPhillips, Microsoft, McDonald's, Wrigley, Procter &
Gamble, PepsiCo, Philip Morris, Ford, General Motors, Hewlett-Packard,
Chevron.
Nhiều tập đoàn đã có nhà máy ở Nga như
Coca-Cola Hellenic có tới 14 nhà máy trong đó có “Milton”. GM có xí
nghiệp liên doanh "AvtoVaz” ở Xanh- Peterburg . Ford cũng có nhà máy ở
Xanh- Peterburg.
Ngoài ra, rất nhiều công ty có các
trung tâm phân phối hoặc các trung tâm thương mại như McDonald's. Các
công ty Mỹ đã đầu tư 13 tỷ đôla vào Nga trong năm 2013. Kim ngạch thương
mại giữa hai nước năm 2013 là gần 40 tỷ đôla, chiếm 3,3% tổng kim ngạch
ngoại thương của Nga (không có số liệu nhưng tỷ lệ trên đối với Mỹ chắc
còn thấp hơn nhiều).
3. Nếu luật này được thông
qua thì đầu tư nước ngoài vào Nga sẽ sụt giảm ngay lập tức. Chỉ trong
vòng tháng 2014, dòng thoái vốn ra khỏi Nga đã là 17 tỷ đôla.
4.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì thiệt hại sẽ rất lớn( nếu
nhiều nước tham gia cấm vận) – từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đôla (tùy
thời gian cấm vận là bao lâu) và phía Nga sẽ thiệt hại nhiều hơn (vì các
công ty Nga làm ăn ở nước ngoài nhiều hơn là các công ty nước ngoài ở
Nga). Tuy nhiên, nếu Nga thiết lập được các quan hệ mới với các đối tác
Châu Á , Brazil và các nước khác thì sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng của Mỹ
và EU đối với nên kinh tế Nga.
5. Tuy nhiên, nhiều
nhà kinh tế cho rằng khó có khả năng các nước EU và nhiều nước khác
theo gương Mỹ và áp dụng lệnh cấm vận đối với Nga. Ví dụ như Nhật Bản và
Trung Quốc, Đức và Anh. Lý do, Châu Âu đang bị chia rẽ. EU không chia
sẽ quan điểm của Mỹ và quan trọng nhất là chính EU cũng bị thiệt hại. EU
hiện đang nhập khoảng 31% khí đốt và 27% dầu cho nhu cầu tiêu thụ trong
nước từ Nga. Các nước này có muốn cũng chưa thể tìm được nhà cung cấp
thế Nga, ít nhất là tương lai gần.
Lê Hùng (Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét