Bây
giờ hiếm có thể tìm thấy một công ty khởi nghiệp nào tại Silicon Valley
còn lập bản kế hoạch kinh doanh (business plan). Đơn giản mọi thứ
chúng ta có trong những ngày đầu khởi nghiệp là một seri các giả thiết
chưa được kiểm chứng, nên sẽ vô cùng phí phạm thời gian để viết một kế
hoạch hoành tráng với những con số không thực, vô giá trị cho sự sống còn của startup.
Thay vào đó người ta làm một bản tóm tắt các giả thiết ấy trong một mô
hình có tên gọi là Lean Canvas ( tạm dịch bản vẽ mô hình kinh doanh tinh
gọn). Đây chính là bản mô phỏng cách thức tạo ra giá trị của doanh
nghiệp và cho khách hàng của doanh nghiệp đó.
Một mô
hình Lean Canvas bao gồm chín cột: Problem (Vấn đề), Solution (Giải
pháp), Key Metrics (Chỉ số chủ chốt), Unique Value Proposition ( Tuyên
bố giá trị khác biệt), Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền),
Channels (Kênh bán hàng), Customer Segments (Phân khúc khách hàng), Cost
Structure (Chi phí), Revenue Streams ( Nguồn thu nhập). Chính giữa là
một đường kẻ phân chia mô hình thành 2 phần: Product ( Sản Phẩm) với
Market (Thị trường)
Say đây là giới thiệu ngắn gọn về cáo cột và thứ tự (mang tính chất gợi ý) hoàn thành nội dung:
- Problem (Vấn đề): Giải thích ngắn gọn về 3 vấn đề mấu chốt mà dự án khởi nghiệp đang muốn giải quyết cho khách hàng.
- Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Ai là khách hàng/ người dùng chính trong dự án khởi nghiệp này? Có cách nàp để cụ thể hoá các phân khúc này không. Ví dụ : Nhiếp ảnh gia, Nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Một số chuyên gia gợi ý rằng nếu bạn có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ví dụ như lập trình viên và luật sư, thì hãy lập những mô hình riêng biệt cho từng đối tượng này.
- Unique Value Proposition (Tuyên bố giá rị khác biệt): Thông điệp quảng cáo chính cho sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì? Điều gì làm nên sự khác biệt và lí do để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của bạn? Tiêu chí ở đây là : Đơn giả, rõ ràng.
- Solution (Giải pháp): Hãy xác định 3 đặc điểm của sản phẩm tối thiểu khả dụng phù hợp với tuyên bố giá trị khác biệt được nêu phía trên.
- Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Số liệu hoá những hoạt động chủ chốt của người dùng mà đem đến nguồn thu nhập cho công ty và khiến người dùng tiếp tục sử dụng, thậm chí giới thiệu sản phẩm cho người quen.
- Channels (Kênh bán hàng): Lập danh sách tất cả các kênh giao tiếp và phân phối sản phẩm/ dịch vụ của bạn đến khách hàng, bao gồm cả những kênh miễn phí và kênh phải trả tiền.
- Cost structure (Chi phí) : Mục lục tất cả những thứ tiêu tốn tiền cua công ty. Ví dụ như : Customer Acquisition Costs ( CAC- tạm dịch chi thu thập khách hàng), Distribution Cost ( Phí phân phối), Website host, Lương/ thưởng, v.v.
- Revenue Stream (Nguồn thu nhập) Xác định nguồn thu nhập của công ty : bán thương quyền, thu nhập trực tiếp từ sản phẩm bán được, phí trả góp v.v.. Sau đó cố gắng lập một phép tính cụ thể dựa trên những thông tin thu thập được và cả sự phỏng đoán về lợi nhuận, điểm hoà vốn ( break-even point), v.v.
- Unfair Advantage (Lợi thế cạnh trash độc quyền): Với phần lớn startup, đây là cột khó nhất để điền chính xác. Các nhà sáng lập hay có thói quen cho vào những đặc điểm mà họ cho là lợi thế cạnh tranh nhưng thực sự không phải như vậy. Những điều công ty bạn làm tốt chưa thể coi là lợi thế cạnh tranh, trừ khi bạn làm điều đó tốt hơn đối thủ. Nên nhớ, một lợi thế cạnh tranh độc quyền không phải là thứ đi bắt chước hay mua được.
Tuy mang
nhiều lợi thế, Lean Canvas không phải là một thứ dùng vô thời hạn. Sẽ
có rất nhiều thông tin trong mô hình đầu tiên cần phải sửa đổi liên tục
dựa trên những dữ liệu thu thập được từ hoạt động của công ty trên thị
trường hay phản hồi của khách hàng. Hãy bắt đầu bằng việc tìm mô hình kinh doanh phù hợp nhất và phát triển kế hoạch hoạt động và dự báo tài chính dựa trên đó.
Nguồn: leanstack.com
Nhận xét
Đăng nhận xét