Chuyển đến nội dung chính

Các yếu tố cấu thành âm nhạc


Các yếu tố cấu thành âm nhạc


Các bạn khi tập tương đối vững rồi, bắt đầu bước vào tập theo cảm âm thì có hỏi mình là bạn cảm thấy đánh đàn cơ học quá. Nốt thì đúng cái nào ra cái đó, nhịp thì cũng ổn, những nghe vẫn ‘thiếu thiếu’. Vậy cái ‘thiếu thiếu’ đó là cái gì?
Bạn đọc nhiều tài liệu sẽ thấy có những nhà lí thuyết âm nhạc học chia ra làm 4,5 yếu tố, có người lại chia làm 10 yếu tố. Ở đây mình giới thiệu 7 yếu tố, cũng là  dòng suy nghĩ mà mình thấy phổ biến trong các tài liệu mình tìm được.
Hiểu được các yếu tố cấu thành âm nhạc không những giúp bạn sửa lỗi khi tập hiệu quả hơn (chỉ mặt đặt tên được phần “thiếu thiếu” thay vì đưa ra một ý tưởng mơ hồ) mà còn giúp bạn cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
Note: Mình thấy từ ngữ Việt Nam và từ Hán Việt có vẻ không đầy đủ để thể hiện hết, nếu dịch thì cũng hơi nhập nhằng, nên mình sẽ thêm từ tiếng Anh vào để các bạn dễ search. Một số từ mình cũng không rõ từ tương đương bên tiếng Việt, nên mình sẽ chỉ để tiếng Anh thôi.
1. Nhịp điệu (Rhythm)
Bao gồm thời gian ngắt nghỉ (pause), tempo (link), nhịp (meter) ví dụ như 2/4, 3/4, 4/4
(Nhịp 2/4 có 2 phách (beat), phách đầu mạnh, phách sau nhẹ. Nhịp 3/4 có 3 phách, phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ. Nhịp 4/4 có 4 phách, phách 1 và 3 mạnh, 2 và 4 nhẹ)
Thuật ngữ về nhịp:
Syncope: nhịp lỡ, đảo giữa phách mạnh và phách nhẹ, thường thấy ở nhạc jazz.
Ritardando: chơi chậm lại
Accelerando: chơi nhanh lên
Rubato: tốc độ tự do hoặc nhịp lơi, chỉ cần feel những phách mạnh, ví dụ như phách đầu tiên ở mỗi một ô nhịp hoặc mỗi 2 ô nhịp. Kĩ thuật này thường thấy ở thời kì nhạc Lãng mạn.

Source: http://mtosmt.org/issues/mto.12.18.3/hatten_examples.php?id=10

Source: http://inmusica.fr/SC/Audio_-_Tempo_accelerando.htm
 2. Độ mạnh nhẹ (Dynamics)
Crescendo: mạnh/to dần lên
Diminuendo (decrescendo): yếu/nhỏ dần xuống

http://www.abrahamdevar.com/wp-content/uploads/2015/08/crescendo-decrescendo-diminuendo-music-theory.jpg

Accent: nhấn, làm nổi bật một nốt nhạc

Source: http://leesh2014.weebly.com/uploads/2/3/0/1/23011308/6818724.png?427

3. Giai điệu (Melody)
Giai điệu là sự xếp đặt theo chiều ngang của âm vực (pitch).
Thang âm: một chuỗi các pitch, gồm thang âm trưởng hoặc thứ
Melody shape hoặc melody contour: hướng chuyển động của giai điệu
Melodic motion 
Diễn tả tính di động của melody: một giai điệu lên hoặc xuống nhanh tới mức nào. Nếu một giai điệu lên hoặc xuống từ từ, cao độ giữa các nốt chỉ thay đổi chút ít thì gọi là conjuct. Một số tên gọi là step-wise hoặc scalar motion, vì giữa 2 nốt đứng kề nhau, cao độ chỉ cách nhau có nửa cung. Giai điệu đi lên hoặc đi xuống, mà khoảng cách giữa các nốt quá xa nhau về cao độ thì gọi là disjunct melody. Lúc nghe disjunct melody, bạn sẽ thấy có khoảng hẫng (leap). Một số bài nhạc là sự kết hợp của cả hai, gọi là mix. Loại nhạc mà bạn gọi là nhạc thị trường, nhạc dễ nghe, thường rơi vào conjunct melody, vì vậy lúc nghe bạn rất dễ đoán được nốt tiếp theo là nốt gì.
Theme: chủ đề
Thường khi sáng tác nhạc, nhất là nhạc phim, bạn sẽ thấy mỗi đoạn giai điệu đại diện cho một tính cách hoặc một nhân vật nào đó. Giai điệu đó phải làm bật lên được nhân vật trong phim.
Sự khác nhau giữa Theme, Motif và Leitmotif
Motif thường là đoạn trích ngắn của Theme, có khi chỉ gồm có 2 hoặc 3 nốt nhạc, nhưng không diễn tả được một câu chuyện cụ thể. Leitmotif là một tên gọi của motif, khi đoạn motif đó diễn tả được một câu chuyện cụ thể. Đó có thể là đoạn nhạc hiệu bạn nghe khi nhân vật khóc, đoạn drama, hoặc nhân vật đang yêu. Hoăc ví dụ, như trường hợp của game Mario, mỗi lần mario ăn tiền sẽ có tiếng tíc tắc. Bạn có thể xem thêm giải thích tại đây. 
4. Tính hoà âm (Harmony)
Là sự xếp đặt theo chiều dọc của âm vực. Hoà âm được diễn tả bằng các nốt nhạc chồng lên nhau. Khi đánh đàn, các nốt này sẽ vang lên cùng một lúc tạo thành một chord (bè).
2 loại quãng
  • Consonant: nghe thuận tai, ổn định. Khi nghe tới các quãng này, tai mình có cảm giác kết thúc.
  • Dissonant: nghe hơi chỏi tai. Quãng này gợi nên cảm giác bấp bênh, chênh vênh, có cảm giác như phải chuyển sang một quãng khác để kết thúc bài nhạc.
Nhạc nếu chỉ co consonance không thì nghe sẽ rất đơn giản và nhàm tai. Trong khi đó, nhạc có quá nhiều dissonance (nhạc classical thế kỉ 20) có thể rất khó thấm với nhiều người, vì nó gây cảm giác chông chênh.
Để giải quyết dissonance thì thường hợp âm sau dissonance sẽ phải đi kèm với consonance. Ví dụ hợp âm G7 thì phải kết thúc quay lại hợp âm C trưởng, hợp âm Dsus 4 phải kết thúc bằng hợp âm D trưởng. Một bài nhạc có nhiều dissonance mà không có consonance khép lại thì sẽ để lại cảm giác chưng hửng cho người nghe.
5. Âm sắc (Timber or Tone color)
Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt âm thanh phát ra từ các nguồn khác nhau. Cùng là nốt Đô, nhưng nốt Đô do bạn xướng lên sẽ khác âm sắc với nốt Đô của đàn piano hoặc guitar.  Có nhạc cụ thì nghe lảnh lót, sáng sủa, có nhạc cụ thì lại nghe trầm đục, tha thiết, dù là cùng chơi một âm vực giống nhau (pitch).
Các khía cạnh của âm sắc:
  • độ sáng, tối
  • độ dày, mỏng, nặng nhẹ 
  • độ trong, khàn. 
  • các màu sắc khác: chất gằn (hát rock), chất rền rĩ, chất vang, giọng mũi, v.v 
Khi nghe dàn nhạc giao hưởng, bạn sẽ thấy rõ nhất sự kết hợp của nhiều nhạc cụ/giọng hát tạo nên một âm sắc riêng biệt. 
6. Kết cấu (Texture)
Texture dùng để chỉ cách kết hợp giữa các ‘nguyên vật liệu’ về giai điệu, nhịp độ, độ hoà âm trong một bản nhạc, nói chung là tạo nên chất lượng của âm thanh. Khi nói về texture, người ta thường dùng từ ‘dày’, ‘mỏng’, ‘chặt bass’, độ dài, độ rộng giữa pitch cao nhất và pitch thấp nhất (một cách tương đối). Các loại tiếng (voice) khác nhau sẽ hoà quyện với nhau tạo nên texture.
Các loại texture:
a) Monophonic 
Monophonic music chỉ có một dòng melodic, không có hoà âm hoặc counterpoint (giải thích sau). Có thể có nhịp điệu đi kèm, nhưng chỉ có một dòng là có pitch cụ thể. Ví dụ:
  • Một người huýt sáo
  • Tiếng tù và
  • Một nhóm người hát chung một bài hát, nhưng không có hoà âm hoặc không có nhạc cụ đi kèm
  • Fife và drum corp (loại kèn trống diễu hành), trong đó tất cả kèn fife cùng chơi một melody
b) Homophonic
Loại thường gặp nhất. Một melody nổi trội nhất, đi kèm với hợp âm đệm (chords). Chords có thể đi cùng nhịp điệu với melody, hoặc cũng có khi chords bao gồm các voice đan xen lẫn nhau. Quan trọng nhất vẫn là melody trội hẳn lên, còn các yếu tố khác làm nền. Ví dụ
  • Choral music. Phần lớn Protestant hymns truyền thống và “barbershop quartet” cũng nằm trong nhánh này.
  • Ca sĩ hát có đàn guitar đệm nền.
  • Jazz đi kèm với bass, piano, trống, tạo nhịp điệu nền cho kèn trumpet ngẫu hứng solo.
  • Người chơi kèn túi hoặc accordeon chơi một giai điệu với drone (dạng tiếng vo ve) hoặc hợp âm đệm.

c) Polyphonic 
Còn được gọi là polyphony, counterpoint hoặc contrapuntal music.
Với đa phần nhạc hiện đại, thường tay phải sẽ đánh melody chính, còn tay trái sẽ đệm. Nhạc counterpoint là khi bạn nghe thấy không phân biệt được hay tai melody nào là chính, melody nào là phụ, vì hai melody đan vào lẫn nhau. Khi nào bàn nghe nhạc mà thấy chao đảo, ngả nghiêng, thì nguyên do chính là đây. Ví dụ:
  • Rounds, canons, và fugue: (Ngay cả khi chỉ có một giai điệu, nhưng nhiều người khác nhau cùng hát hoặc chơi đàn ở nhiều thời điểm khác nhau, thì mỗi bè cũng được xem như là độc lập)
  • Phần lớn nhạc Baroque, nhất là nhạc của J.S. Bach.
  • Phần lớn nhạc cho những nhóm lớn instrumental, ví dụ như nhạc trong band hoặc orchestra là counterpoint ở một vài đoạn.
  • Phần lớn nhạc homophonic có thể trở nên tạm thời polyphonic nếu có một ai đó hoặc một nhạc cụ nào đó đan chen vào. Tưởng tượng một bài pop hoặc gospel, tới đoạn cuối có người solo ứng khẩu vào, trong khi ca sĩ hát lót sẽ lặp lại đoạn điệp khúc.
d) Heterophonic
Loại này hiếm gặp ở nhạc phương Tây.  Heterophony chỉ có một giai điệu, nhưng có nhiều biến tấu được chơi hoặc hát cùng lúc. Ví dụ:
  • Nhạc Bluegrass, “mountain music”, Cajun, và truyền thống Zydeco. Tưởng tượng tiếng kèn fiddle và đàn banjo chơi cùng lúc, thường để làm đẹp, trang trí thêm cho nhạc cụ kia.
  • Thường nhạc truyền thống của Trung Đông, Nam Phi, Nam Á, Trung Á-Âu, và Native American nhạc truyền thống là heterophonic.

7. Hình thức (Form)
Hiểu về form rất quan trọng trong sáng tác, vì nó giúp nhạc sĩ nhìn được bức tranh tổng thể.
Khi nghe nhạc, bạn chú ý tới: 
  • Verses: Lời nhạc, kiểu đoạn 1 đoạn 2, cùng một giai điệu đó nhưng lyrics khác nhau
  • Refrains: điệp khúc
  • Bridge: Gian tấu, trung chuyển qua điệp khúc
  • Instrumentals: nhạc  dạo, có thể lúc bắt đầu, kết thúc, hoặc giữa các section.
Hình thức thường được đặt tên theo chữ cái. Ví dụ verse 1 sẽ được đặt tên là A, verse 2 hao hao verse 1 gọi là A’, rồi A’’. Qua một section khác hẳn thì đặt tên là B, v.v. 
Làm thế nào để nhận biết section? Với nhạc pop thì khá là dễ. Với các thể loại nhạc ít thông dụng khác, bạn hãy nghe xem có sự thay đổi nào trong bài hát, ví dụ như đổi nhịp, giai điệu, hoà âm, cấu trúc, âm sắc. Thường mở đâu một section bạn sẽ thấy sự chuyển biến khác hẳn section trước đó. 

Source: https://courses.lumenlearning.com/musicappreciation_with_theory/chapter/binary-form/
Các loại form:
  • Strophic form: Sử dụng cùng một kiểu nhạc cho nhiều verse khác nhau, ví dụ bài Deck the hall. 
  • Through-composed: Một section (thường không dài lắm) mà không có phần lặp lại đáng kể nào, viết theo chữ cái thì thuộc dạng A B C D E etc. Ví dụ: Schubert’s “Erlkönig”
  • Binary form: một form gồm 2 phần, trong đó 2 section chính đều được lặp lại (bạn sẽ thấy dấu nhắc lại). Form này làm nổi bật lên tính tương phản (dạng A B).
  • Ternary form: gồm 3 phần, trong đó section đầu sẽ được lặp lại sau khi trải qua 1 section đối kháng. Form này có sự đối xứng và cân bằng, viết theo dạng (dạng A B A).
Tham khảo:
Photo source:  https://www.viewnews.co.uk/wp-content/uploads/2016/12/Christmas_carols.jpg

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

15 điều ngăn bạn trở nên giàu có

Nhà báo Napoleon Hill tìm ra chìa khóa dẫn đến sự giàu có cách đây khoảng 80 năm. Dưới đây là 15 yếu tố quan trọng nhất ngăn cản một người chạm ngưỡng giàu có mà ông đã đúc kết được.