Chuyển đến nội dung chính

Gia đình Việt thời hiện đại

Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/06

Xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Ban đầu, xã hội  Việt Nam là xã hội phong kiến theo tư tưởng nho giáo. Sau khi trở thành thuộc địa của Pháp, một bộ phân xã hội chịu ảnh hưởng lối sống kiểu phương Tây. Kể từ năm 1954 trở đi, khi người Mỹ chiếm đóng miền Nam, một bộ phận xã hội chịu ảnh hưởng lối sống  kiểu Mỹ. Sau 1975, cùng với sự phát triển của đất nước, hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đô thị hóa đã ảnh hưởng rất nhiều tới tư duy, lối sống của người dân. Vì vậy, gia đình Việt Nam cũng biến động theo biến động của xã hội và có nhiều thay đổi so với gia đình truyền thống. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần định hình lại về mô hình, đặc trưng của gia đình Việt Nam trong thế kỷ 21.
Định nghĩa về gia đình
Gia đình tứ đại đồng đường (st)
Gia đình là một nhóm người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng cùng chia sẻ một không gian sống và sống có trách nhiệm với nhau.
(Tham khảo thêm về định nghĩa gia đình tại đây.)
Gia đình Việt Nam trước đây
 Việt Nam có thời gian dài sống trong chế độ phong kiến với đạo Khổng làm trung tâm. Do vậy, gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn về tư tưởng phong kiến. Gia đình Việt Nam thời kỳ trước đây có đặc trưng:
- Gia đình nhiều thế hệ trong đó người đàn ông lớn tuổi nhất làm chủ gia đình.
- Gia đình luôn trong nam, khinh nữ. Nam giới kiếm tiền, quyết định các công việc lớn, công việc tế lễ, giao thiệp. Nữ giới nội trợ, chăm sóc đồng áng, nhà cửa, nuôi dạy con cái. Người phụ nữ phải "Tam tòng, tứ đức" (Tam tòng: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; Tứ đức: "Công, Dung, Ngôn, Hạnh")




Phụ nữ Hà Nội xưa

- Tư tưởng "Nhất bên trọng, nhất bên khinh": luôn đề cao nhà nội. Người con gái khi lấy chồng phải từ bỏ gia đình mình, toàn tâm toàn ý lo lắng, chăm sóc nhà chồng.
- Trong gia đình, người chồng có tính gia trưởng. Người chồng quyết định mọi việc. Tất cả thành viên khác trong gia đình phải tuyệt đối phục tùng người đứng đầu.
Bữa cơm xưa
 - Gia đình tồn tại nhiều phép tắc, lễ nghĩa như: con cháu phải chào hải ông bà, bố mẹ. Vợ phải chào chồng. Ăn cơm phải mời. Trong bữa ăn, người nữ phải ngồi đầu nồi. Xới cơm phải xới cho bố mẹ trước, không được xới một lần. Ăn uống phải từ tốn, gắp thức ăn rồi không được để lại. Ăn cơm không được tạo thành tiếng, đi ăn cỗ phải mang đồ lễ, đến giỗ phải lễ tạ ...
- Trong gia đình Việt, con cái luôn nhận được sự quan tâm của cả gia đình, đặc biệt là con trưởng. Mọi người luôn quan tâm, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thường xảy ra bạo lực gia đình: chồng đánh vợ, cha đánh con, mẹ đánh con...




Gia đình Việt Nam hiện đại

Gia đình Quyền Linh
Kể từ năm 1990 trở lại đây, cuộc sống của đại bộ phận dân cư Việt Nam có nhiều tiến bộ. Do xu hướng hội nhập, người Việt Nam được tiếp cận nhiều nền văn hóa từ nhiều nơi trên thế giới. Thông tin cũng đầy đủ và nhanh nhậy hơn. Đời sống được cải thiện kết hợp với dân trí được nâng cao đã làm thay đổi quan niệm và hình thái gia đình. Gia đình Việt Nam hiện đại có một số đặc điểm như:
- Sự bình đẳng về kinh tế giữa chồng và vợ. Ngày nay, người vợ và chồng đều được hưởng sự giáo dục tương đối bình đẳng và có cơ hội ngang nhau trong công việc. Do vậy, người phụ nữ cũng tự chủ hơn về tài chính. Đây là điều căn bản giúp người phụ nữ bình đẳng trong gia đình và trong vấn đề nuôi dạy con cái.
- Gia đình có quy mô nhỏ. Trái với gia đình thời xưa theo lối "tam (tứ) đại đồng đường", gia đình Việt hiện đại có quy mô nhỏ hơn (từ 1 - 3 thế hệ). Điều này là do sự đô thi hóa, bùng nổ phát triển kinh tế, đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải nỗ lực bươn chải, đi làm ăn xa cũng như có điều kiện kinh tế để ra ở riêng.
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
- Gia tăng mâu thuẫn giữa các thế hệ. Mâu thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu, con cái với cha mẹ càng ngày càng lớn. Mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu mặc dù từ xưa đến nay đều tiềm ẩn nguy cơ xung khắc. Tuy nhiên, trong xã hội giao thời ở Việt Nam, điều này càng gay gắt. Với sự tiếp cận thông tin đa chiều và nhanh nhạy, các nàng dâu tiếp thu nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới trong khi bản thân người mẹ chồng có những kinh nghiệm chưa được kiểm chứng hoặc đã lỗi thời, sai. Với sự tự ái, tham vọng muốn sở hữu đứa trẻ (người chồng), nàng dâu và mẹ chồng trở nên khó chấp nhận việc trao đổi thông tin và phương pháp sống, nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tính toán tỷ lệ chuyển đổi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Đặt vấn đề: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, bên cạnh lãi suất trái phiếu và kỳ hạn thì tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ tiêu chủ chốt quyết định mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Việc xác định tỷ lệ chuyển đổi chính xác và hợp lý đảm bảo lợi ích cho cả trái chủ và tổ chức phát hành.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Xin đăng lại bài viết trên blog Mai Thanh Hải của người lữ hành kỳ dị. Link gốc tại đây . Bài viết làm sống lại kỷ niệm những ngày sống trong miền Nam. Tôi cũng đã được nghe sự tích "Rể Điên Điển"

15 điều ngăn bạn trở nên giàu có

Nhà báo Napoleon Hill tìm ra chìa khóa dẫn đến sự giàu có cách đây khoảng 80 năm. Dưới đây là 15 yếu tố quan trọng nhất ngăn cản một người chạm ngưỡng giàu có mà ông đã đúc kết được.